Giải thể hợp tác xã đang là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là mô hình hợp tác kinh doanh được đánh giá là hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Song trên thực tế vẫn có nhiều hợp tác xã không thể trụ vững trước các đợt “sóng gió” trên thị trường mà dẫn đến việc giải thể.

Giải thể là thủ tục để các hợp tác xã rút khỏi thị trường một cách hợp pháp, chấm dứt sự tồn tại của hợp tác xã theo ý chí của hợp tác xã hoặc do cơ quan có thẩm quyền với điều kiện hợp tác xã buộc phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành giải thể, các hợp tác xã vẫn gặp không ít vướng mắc, khó khăn.

Sau đây, Luật Thành Đô xin tư vấn cụ thể về thủ tục giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13

– Nghị định số 193/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

Thủ tục giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Thủ tục giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

II. CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

Theo quy định tại điều 54 Luật hợp tác xã 2012, giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tiến hành trong một trong hai trường hợp sau đây:

Giải thể tự nguyện: là trường hợp chấm dứt hoạt động của hợp tác xã theo ý chí của chủ sở hữu. Theo đó, Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện.

Giải thể bắt buộc: là trường hợp chấm dứt hoạt động hợp tác xã theo ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự vi phạm pháp luật của hợp tác xã. Theo đó, Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;

+ Theo quyết định của Tòa án.

III. THỦ TỤC GIẢI THỂ HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

Việc giải thể Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tiến hành theo trình tự quy định tại điều 19 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

3.1. Đối với giải thể tự nguyện

Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể tự nguyện thì thủ tục giải thể được tiến hành theo trình tự như sau:

– Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện;

– Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã, gồm: đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;

+ Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật hợp tác xã;

+ Lập biên bản hoàn thành việc giải thể.

3.2. Đối với giải thể bắt buộc

Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể bắt buộc được tiến hành như sau:

– Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp;

– Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể.

Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh);

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc;

+ Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng;

+ Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật Hợp tác xã;

+ Lập biên bản hoàn thành việc giải thể;

– Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

3.3. Kết thúc giải thể

Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy trên, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là gì?

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp năm 2021

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề thủ tục giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

Đánh giá bài viết này