Lao động là phụ nữ khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Công ty với tư cách là người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động.

I. Căn cứ pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Công văn 1741/LĐTBXH-BHXH ngày 27 tháng 05 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về việc giải quyết vướng mắc trong thực hiện chế độ ốm đau, thai sản;

– Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Công ty không thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động
Công ty không thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động

II. Điều kiện hưởng chế độ thai sản và nghĩa vụ của công ty phải thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định chi tiết tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo đó, người lao động đáp ứng các điều kiện hưởng chế độ thai sản thì công ty phải có nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm cho người lao động.

– Công văn 1741/LĐTBXH-BHXH ngày 27 tháng 05 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về việc giải quyết vướng mắc trong thực hiện chế độ ốm đau, thai sản nêu rõ:

“Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, sau đó người sử dụng lao động thực hiện quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội (quyết toán hàng quý hoặc sớm hơn đối với số trường hợp số tiền chi trả chế độ cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại trong quý). Đối với các đơn vị chưa được quyết toán do đơn vị còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, nay đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội thì tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo quy định”

III. Công ty không thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động

– Theo quy định trên, chế độ thai sản của người lao động sẽ được công ty giải quyết và thanh toán đúng theo quy định của pháp luật;

– Việc công ty không thanh toán chế độ thai sản cho người lao động là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt.

– Người lao động có thể khiếu nại lên công ty đòi quyền lợi cho mình, hoặc thông qua Công đoàn công ty để giải quyết chế độ thai sản.

IV. Giải quyết chế độ thai sản

Căn cứ vào Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:

“Điều 102: Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểmsinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chứcchi trả cho người lao động.

4. Trường hợpcơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

V. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản Quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

(1) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

(2) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

(3) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

(4) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

(5) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

– Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;

– Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi;

– Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

VI. Xử phạt trong trường hợp Công ty không thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động

Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

“Điều 28: Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội;

c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

c) Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”

Như vậy, trong trường hợp Công ty không thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động, công ty buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trên đây là ý kiến tư vấn của đội ngũ luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH THÀNH ĐÔ VIỆT NAM để trả lời cho khách hàng câu hỏi “Công ty không thanh toán lại tiền bảo hiểm thai sản cho người lao động”.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THÀNH ĐÔ VIỆT NAM

Số điện thoại tư vấn pháp luật trực tuyến: 0919.089.888

5/5 - (1 bình chọn)