- Chuyên mục: Tư vấn luật dân sự
- Ngày đăng: 23/07/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Bài viết phân tích khái niệm, căn cứ phát sinh, nguyên tắc và mục đích của Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật Việt Nam.
1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự mà trong đó một hay nhiều chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi các đối tượng được pháp luật bảo vệ bị xâm hại.

2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra.
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.
+ Một là, tính thời gian trong quan hệ nhân quả
+ Hai là, tính hiển nhiên trong quan hệ nhân quả
+ Ba là tính khách quan trong quan hệ nhân quả.
3. Khái niệm nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 585 BLDS 2015 là nguyên tắc được áp dụng trong việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng.
Nó quy định cụ thể về mức bồi thường, các điều kiện để được giảm mức bồi thường, thay đổi mức bồi thường hoặc miễn giảm trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng. Đó là căn cứ, là kim chỉ nam để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể về vấn đề BTTH.
4. Quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 585 BLDS năm 2015, cụ thể như sau:
1, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng
hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\
2, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lôi vô ý và thiệt hại qua lớn so với khả năng
kinh tế của mình. 3, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5, bên có quyền , lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dungjcacs biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn,
hạn chế thiệt hại cho chính mình.
5. Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là khắc
phục những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi có hành vi gây thiệt hại cũng như có sự kiện tài sản gây thiệt hại. Trên cơ sở đó nhằm
duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho lẽ công bằng được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Để có thể đạt được những mục đích này, không chỉ
đòi hỏi các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được ban hành kịp thời, đầy đủ và đúng đắn, mà còn đòi hỏi việc áp dụng các quy
định này cũng phải tuân theo các nguyên tắc nhất định. Đây chính là lý do khẳng định việc xây dựng các nguyên tắc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hoàn toàn cần thiết.
Bài viết cùng chủ đề:
Phân tích quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn