Sàn thương mại điện tử (hay còn gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử) là: “là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.” Vậy công ty có vốn nước ngoài có được kinh doanh ngành nghề này không? Đẻ làm rõ vấn đế này, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài được không?”.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư năm 2020;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;

– Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử;

– Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài có được không?
Bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài có được không?

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHÉP BỔ SUNG DỊCH VỤ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Hoạt động thương mại điện tử chưa cam kết tại WTO. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử thuộc Phụ lục IV danh mục ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Do đó, khi hoạt động kinh doanh dịch vụ này cần đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật chuyên ngành đối với dịch vụ đó. Cụ thể:

Theo quy định tại điều 2 nghị định số: 52/2013/NĐ-CP, đối tượng được tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

– Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

– Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;

– Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.

Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử được quy định tại điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP như sau:

1. Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

b) Website đấu giá trực tuyến;

c) Website khuyến mại trực tuyến;

d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.”

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể bổ sung dịch vụ thương mại điện tử thuộc hình thức theo khoản 2 điều 25 nêu trên.

III. THỦ TỤC BỔ SUNG DỊCH VỤ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI

3.1. Các bước để bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài

Sàn thương mại điện tử là một trong những hoạt động của hoạt động thương mại điện tử. Vì vậy, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài, Doanh nghiệp cần tiến hành theo các bước sau:

– Bước 1: Điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy phép đăng ký đầu tư (nếu có);

– Bước 2: Thực hiện thủ tục bổ sung sàn thương mại điện tử trên Phòng đăng ký kinh doanh;

– Bước 3: Doanh nghiệp xin giấy phép thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

3.2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài

– Danh mục hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư khi bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài bao gồm các tài liệu sau:

(1) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

(2) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh dự án đầu tư;

(3) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;

(4) Ngoài ra, trong hồ sơ bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử, nhà đầu tư giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử như sau:

– Giải trình về dịch vụ sàn thương mại điện tử;

– Thuyết minh năng lực tài chính khi bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử;

– Báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư trong năm gần nhất hoặc xác nhận của ngân hàng nhà đầu tư đã góp đủ vốn.

(5) Nội dung giải trình của Nhà đầu tư về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

(6) Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

– Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài nộp tại Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền .

3.3. Hồ sơ bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh

– Danh mục hồ sơ này bao gồm các tài liệu sau:

(1) Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

(2) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử.

– Doanh nghiệp chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như trên nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.

Sau khi hoàn tất thủ tục trên, Doanh nghiệp tiến hành thủ tục xin giấy phép sàn thương mại điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề đầu tư:

bổ sung ngành nghề đầu tư

ngành nghề công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô về: “Bổ sung dịch vụ sàn thương mại điện tử cho công ty có vốn nước ngoài có được không?” Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ qua số hotline của Luật Thành Đô 0919 089 888 để được giải đáp và tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết này