Cồn trong các loại đồ uống như rượu, bia là một chất có khả năng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng khiến họ mất khả năng tự chủ, định hình phương hướng cũng như phản xạ khi có vấn đề. Chính vì vậy mà khi người sử dụng rượu bia mà tham gia giao thông có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Pháp luật hiện nay đã có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng rượu, bia khi lái xe.

Vậy cụ thể về các mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe là gì? Luật Thành Đô xin tư vấn như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật phòng chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

II. NỒNG ĐỘ CỒN CHO PHÉP KHI LÁI XE

Khoản 6 Điều 5 Luật số 44/2019/QH14 về Phòng chống tác hại rượu bia do Quốc hội ban hành quy định: Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều này có nghĩa là nồng độ cồn cho phép khi lái xe sẽ ở mức 0 mg/100ml máu. Đã uống rượu, bia dù nhiều hay ít đều bị cấm lái xe. Đặc biệt, quy định trên mở rộng đối tượng không được uống rượu, bia khi tham gia giao thông và tạo chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm, thể hiện quyết tâm trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông.

Theo đó, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe mô tô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo..) đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường.

Các mức phạt về nồng độ cồn khi điều khiển xe
Các mức phạt về nồng độ cồn khi điều khiển xe

III. CÁC MỨC PHẠT VỀ NỒNG ĐỘ CỒN KHI ĐIỀU KHIỂN XE
Xử phạt hành chính về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

3.1. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người lái xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng

– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

3.2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Hình phạt bổ sung với trường hợp này là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

3.3. Phạt về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.

– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

3.4. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

– Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài ra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên. Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết tham khảo: Phạt nồng độ cồn vượt mức

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về các mức phạt về nồng độ cồn khi lái xe. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919.089.888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (2 bình chọn)