Trường hợp công dân không sinh sống tại nơi đăng ký thường trú mà sinh sống tại địa điểm khác trong nước,công dân có nghĩa vụ phải đăng ký tạm trú theo Luật cư trú. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, công dân thuộc đối tượng bị xóa đăng ký tạm trú theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện xoá đăng ký tạm trú đối với những trường hợp này. Vậy pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú như thế nào?

Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết về “Các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú”.

I. Cơ sở pháp luật

Luật cư trú 2020

Các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú (ảnh minh họa)
Các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú (ảnh minh họa)

II. Những trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú

Nơi tạm trú có thể hiểu là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú (khác với nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn) và đã đăng ký tạm trú, việc đăng ký tạm trú sẽ được ghi vào sổ tạm trú.

Công dân sẽ thực hiện việc đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang tạm trú.

Xóa đăng ký tạm trú là việc cơ quan đăng ký tạm trú sẽ thực hiện xóa tên công dân đã từng đăng ký tạm trú tại địa phương mình ra khỏi sổ tạm trú do người này không còn tạm trú tại địa phương trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của Luật cư trú.

Nếu như theo quy định tại Điều 19 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật cư trú 2006, những trường hợp sau đây sẽ bị xóa đăng ký tạm trú:

– Người đã đăng ký tạm trú nhưng chết, mất tích.

– Người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại địa phương đã đăng ký tạm trú từ 06 (sáu) tháng trở lên.

– Người đã đăng ký tạm trú nhưng hết thời hạn tạm trú từ 30 (ba mươi) ngày trở lên mà không đến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.

– Người đã đăng ký tạm trú mà được đăng ký thường trú.

– Người đã đăng ký tạm trú nhưng bị cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy đăng ký tạm trú.

Tại Luật cư trú cũ này, các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú chưa được quy định chi tiết và rõ ràng. Luật mới chỉ quy định các trường hợp chết, mất tích hoặc không cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký tạm trú từ sáu tháng trở lên mà chưa quy định cụ thể các trường hợp phát sinh khác.

Đến Luật cư trú 2020, ngoài những trường hợp xóa đăng ký tạm trú như Luật cư trú 2006 quy định, Luật này còn quy định chi tiết hơn về các trường hợp khác bị xóa đăng ký tạm trú. Cụ thể, tại Điều 29 Luật cư trú 2020, các trường hợp sau sẽ bị xóa đăng ký tạm trú như sau:

– Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú do đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và điều kiện theo quy định. Theo đó cơ quan đã thực hiện việc đăng ký hoặc thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký có trách nhiệm ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú đó.

– Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

– Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;

– Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;

– Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu công dân thuộc một trong các trường hợp xóa tạm trú nêu trên thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú tại nơi đang đăng ký tạm trú. Cơ quan đã thực hiện đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú, thông thường sẽ là tại công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký tạm trú (trường hợp không có đơn vị hành chính cấp xã thì thuộc thẩm quyền của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Việc xóa đăng ký tạm trú phải được thực hiện nghiêm chỉnh và chính xác, điều này giúp cơ quan đăng ký cư trú ở địa phương quản lý được chính xác tình trạng cư trú của công dân trên địa bàn, cũng như không làm cản trở đến các giấy tờ, thủ tục của công dân khi thực hiện các nghĩa vụ cư trú khác.

5 ly do nen du dung dich vu phap ly cua luat thanh do scaled
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt khiếu kiện và khiếu nại

Cải chính hộ tịch là gì ? Khi nào cần cải chính hộ tịch

Trên đây, là bài viết của Luật Thành Đô về “Các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú”. Đến với Luật Thành Đô, Quý khách sẽ được tư vấn chi tiết và đồng hành trong suốt quá trình hoạt động của Công ty.

Đánh giá bài viết này