Song song với sự phát triển của xã hội là ngày càng nhiều các vấn đề phức tạp xuất hiện. Thật không khó để nghe thấy các cụm từ như “vi phạm bản quyền”, “ăn cắp ý tưởng”, “vi phạm hợp đồng”, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan bất hợp pháp…

Vậy, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan như thế nào đúng với quy định của pháp luật, để đảm bảo được quyền lợi của các bên trong hợp đồng. Công ty Luật Thành Đô đưa ra bài viết đề cập tới vấn đề: Quy định pháp luật về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009;

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

– Các văn bản pháp lý liên quan.

Quy định về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả
Quy định về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

II. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ

Căn cứ vào quy định Luật sở hữu trí tuệ, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả bao gồm:

– Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền theo quy định cho tổ chức, cá nhân khác.

– Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền.

Các quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả trong hoạt động chuyển nhượng quyền hoặc chuyển quyền sử dụng về cơ bản là như nhau bao gồm các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ 2005.

LƯU Ý:

– Đối với hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan:

Tại khoản 2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ quy định tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân gồm quyền:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29, bao gồm:

+ Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

– Tác giả chỉ được phép chuyển giao quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Nếu tác phẩm, cuộc ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển giao quyền tác giả đối với hình thức này phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng sở hữu.

– Đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Bên cạnh những lưu ý giống như hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan. Hoạt động chuyển quyền sử dụng có thêm một lưu ý:

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

III. TRÌNH TỰ THỦ TỤC CHUYỂN GIAO QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan và chuyển nhượng quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan tương đối giống nhau bao gồm các tài liệu và các bước:

Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng/sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả

Hợp đồng chuyển nhượng/sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng/chuyển quyền và bên được chuyển nhượng/chuyển quyền;

– Căn cứ chuyển nhượng/chuyển quyền;

– Phạm vi chuyển quyền (đối với hợp đồng sử dụng)

– Giá, phương thức thanh toán;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp 01 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tài liệu cần chuẩn bị để xin cấp giấy chứng nhận đăng kí gồm có:

– Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển quyền tác giả, quyền liên quan;

– Bản sao tác phẩm;

– Tờ khai đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;

Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn

– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và trả lời

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Quyền tác giả là gì? Cách thức đăng kí quyền tác giả

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là một số tư vấn của công ty liên quan đến “Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả”. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, khi đến với Luật Thành Đô Quý khách sẽ được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Đánh giá bài viết này