- Chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp
- Ngày đăng: 15/05/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (khoản 3 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020). Vậy địa điểm kinh doanh mang những đặc điểm gì? Điều kiện và hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh thế nào? Cùng tìm hiểu với Luật Thành Đô qua bài viết dưới đây nhé các bạn.
I. Đặc điểm của địa điểm kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về địa điểm kinh doanh là gì? chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây:
– Là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh nên được đăng ký một số ngành nghề knh doanh theo đăng ký của doanh nghiệp, có mã số riêng gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
– Không có con dấu riêng, không được đứng tên trong các hợp đồng kinh tế, không có hóa đơn, không có mã số thuế riêng,
– Đối với địa điểm kinh doanh được đặt trùng với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt ngoài tỉnh thành phó nơi công ty đặt trụ sở chính, địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại cục thuế nơi mở địa điểm kinh doanh và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.
– Địa điểm kinh doanh phải thực hiện hạch toán thuế phụ thuộc vào công ty theo hình thức kê khai thuế tập chung.

II. Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể đặt địa điểm kinh doanh bên ngoài trụ sở chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp nào cũng cần phải đặt đúng tên theo quy định và phải thông báo với các cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thành lập địa điểm kinh doanh của mình.
2.1.Tên của địa điểm kinh doanh
Về tên của địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 40 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:
-Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành. Ngoài ra tên địa điểm kinh doanh không được vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.
2.2 Nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo mở địa điểm kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh và thực hiện kê khai nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật.
Nơi đặt địa điểm kinh doanh Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Ví dụ: Công ty A có trụ sở chính tại TP HCM. Theo nghị định cũ 78/2015 thì công ty A muốn đăng ký địa điểm kinh doanh tại Hà Nội thì không được nhưng quy định mới của nghị định 108/2018 thì đăng ký được.
III. Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
+ Tên địa điểm kinh doanh;
+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.;
– Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh
– Bản sao chứng thực CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Bài viết cùng chủ đề:
Phân biệt trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh hiện nay
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Thành Đô về Đặc điểm của địa điểm kinh doanh? Điều kiện và hồ sơ thành lập Địa điểm kinh doanh nếu còn khó khăn hay vướng mắc trong quá trình thành lập địa điểm kinh doanh hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ trọn gói của Luật Thành Đô vui lòng liên hệ hotline: 0919 089 888 để được luật sư tư vấn miễn phí.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn