- Chuyên mục: Tư vấn đầu tư
- Ngày đăng: 01/11/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Hiện nay, văn học nghệ thuật dân gian đã được lưu trữ qua nhiều hình thức, nhiều thể loại. Để tránh sai lệch về gây ảnh hưởng đến thế hệ sau, người ta đặt ra nhu cầu về việc đăng ký bản quyền cho những tác phẩm này. Dựa vào nhu cầu đó, Luật Thành Đô đặt ra vấn đề: “Đăng ký bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan.

II. TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN CÓ ĐƯỢC BẢO HỘ KHÔNG?
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sản phẩm được sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng nơi họ sống, qua đó thể hiện được những đặc điểm về văn hóa, xã hội của họ. Các tác phẩm được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một trong các tác phẩm sáng tạo được bảo hộ quyền tác giả. Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm:
a) Truyện, thơ, câu đố;
b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
Theo Điều 18 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a,b,c khoản 1 Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ quyền tác giả và được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình. Tác phẩm nghệ thuật dân gian chỉ được bảo hộ quyền nhân thân.
III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
3.1. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
– 02 bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả: 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
-Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
-Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn; nếu chủ thể nộp thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
-Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
-Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
-Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
-Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).
3.2. Thủ tục đăng ký
Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký: xem xét kỹ xem tác phẩm thuộc thể loại nào để đăng ký chính xác tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu đã quy định như trên để đảm bảo thực hiện được đúng quy trình.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:
– Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:
+) Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
+) Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
+) Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
– Nộp qua đường bưu điện.
Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
– Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
3.3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Luật sở hữu trí tuệ không có một quy định cụ thể về thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Đặc điểm của các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là luôn được làm mới sáng tạo, bổ sung tiếp tục của cộng đồng. Việc khó xác định tác giả của tác phẩm này rất khó khăn vì tính chất cộng đồng của nó. Cho nên tác phẩm văn học nghệ thuật nên được bảo hộ vô thời hạn.

Bài viết cùng chủ đề:
Quyền sử dụng bản ghi âm ghi hình đã được công bố
Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Thành Đô liên quan đến Đăng ký bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết. Liên hệ luật sư qua Hotline: 0919 089 888.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn