- Chuyên mục: TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- Ngày đăng: 16/03/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Việc dán nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết hơn về sản phẩm, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình. Dán nhãn năng lượng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các phương tiện, thiết bị mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về hồ sơ, quy trình thủ tục thực hiện việc đăng ký dán nhãn năng lượng. Trong bài viết dưới đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
– Nghị định số 21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
– Nghị định 134/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
– Quyết định 04/2017/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện
– Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương.

II. ĐỐI TƯỢNG NÀO PHẢI DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG?
Khoản 7 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định:
“Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.”
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì. Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng theo quy định tại Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg bao gồm:
(1) Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
(2) Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
(3) Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
(4) Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
III. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT, hồ sơ đăng ký bao gồm:
(1) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu
(2) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm
(3) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài)
(5) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

IV. THỦ TỤC THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng có thể lựa chọn:
+ Gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương
+ Gửi hồ sơ trực tiếp
+ Gửi hồ sơ qua đường bưu điện về Bộ Công thương.
Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Bước 3: Dán nhãn năng lượng
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký.
Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
– Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
V. KHÔNG DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Khoản 4 Điều 30 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định:
4. Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo theo quy định tại Điểm a Khoản này.

Bài viết cùng chủ đề:
Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm họ dịch không
Có được lấy coca-cola làm nhãn hiệu giày dép không?
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về Hồ sơ và thủ tục thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn