Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mọi người. Tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi như: được nhận tiền bảo hiễm xã hội, được nghỉ phép hàng năm, được trợ cấp xuất ngũ một lần,…Do đó, có nhiều người muốn tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện. Bài viết này Luật Thành Đô sẽ giới thiệu về điều kiện cũng như thủ tục tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện.

I. TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN NÀO

Thưa luật sư, Em năm nay đủ 18 tuổi, em muốn tham gia nghĩa vụ quân sự. Em có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự không? Em cần làm những việc gì để được đi nghĩa vụ quân sự. Xin luật sư giải đáp giúp em. Xin cám ơn luật sư

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ bao 4 tiêu chí gồm:

Thứ nhất, tiêu chuẩn về tuổi đời:

– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

– Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

Tính đến thời điểm hiện tại, bạn đã đủ 18 tuổi, nằm trong độ tuổi được phép đăng ký nghĩa vụ quân sự, do đó, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về tuổi đời theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, tiêu chuẩn chính trị:

– Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.

Về tiêu chuẩn chính trị thì sẽ do quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định. Miễn sao bạn không thuộc các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:

Một là, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

Hai là, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Ba là, bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thứ ba, tiêu chuẩn văn hóa:

– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Thứ tư, tiêu chuẩn sức khoẻ:

– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định cách phân loại sức khỏe căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

+ Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Như vậy, bạn chỉ cần đáp ứng đồng thời bốn tiêu chuẩn khám nghĩa vụ quân sự nêu trên thì bạn có thể nộp đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã địa phương nơi bạn đang cư trú để tham gia nghĩa vụ quân sự theo nguyện vọng của mình.

Muốn đi Nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì phải làm sao?
Muốn đi Nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì phải làm sao?

II. LỢI ÍCH KHI ĐI NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỰ NGUYỆN

Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, mọi công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Những quyền lợi mà người đi nghĩa vụ quân sự được hưởng bao gồm:

Được nghỉ phép hàng năm theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phụ vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).

– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).

– Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Được nhận các khoản trợ cấp theo quy định tại Điều 7 Nghị định 27/016/NĐ-CP

– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Trợ cấp tạo việc làm: Mức trợ cấp bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.

Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Điều 8 Nghị định 27 nêu rõ: Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ:

– Được tiếp nhận vào học tiếp tại các trường mà trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi.

– Nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện thì được hỗ trợ đào tạo nghề.

– Được tiếp nhận vào làm việc, bố trí việc làm tại nơi trước khi nhập ngũ đang làm. Được đảm bảo thu nhập, tiền lương, tiền công…

– Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ khi về địa phương được ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; Trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Không mất phí chuyển bưu phẩm

Theo Điều 5 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được:

– Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.

– Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.

– Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ.

Chế độ đối với người nhà hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

– Nhà ở gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến sập, hư hỏng: Trợ cấp 03 triệu đồng/suất/lần.

– Thân nhân bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên: Trợ cấp 500.000 đồng/thân nhân/lần.

– Thân nhân từ trần, mất tích: Trợ cấp 02 triệu đồng/người.

– Con đẻ, con nuôi hợp pháp: Được miễn, giảm học phí.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 0919 089 888 để được giải đáp. Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)