Trong nhiều năm trở lại đây, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng cao, số lượng nhà đầu tư tham gia kinh doanh tại Việt Nam cũng tăng lên không kém. Nắm bắt được xu hướng đó, Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào Việt Nam. Để nhà đầu tư nắm rõ điều kiện và thủ tục đầu từ vào Việt Nam, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

– Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14;

– Biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO;

– Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam
Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

II. ĐIỀU KIỆN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Căn cứ điều 9 Luật đầu tư quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định như sau:

Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Hình thức đầu tư;

c) Phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định này khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh đồng thời đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư,… theo các quy định của pháp luật Việt Nam trong từng lĩnh vực và các công ước quốc tế, điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia.

Hướng dẫn: Xin giấy phép đầu tư – liên hệ Luật Thành Đô

III. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ ĐƯỢC PHÉP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ điều 21 Luật đầu tư quy định về các hình thức đầu tư bao gồm:

Điều 21. Hình thức đầu tư

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, tùy thuộc vào phạm vi, quy mô dự án đầu tư nhà đầu tư được phép lựa chọn một trong các hình thức sau để triển khai dự án của mình:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Là việc nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để qua đó thực hiện dự án đầu tư của mình.

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: Là việc nhà đầu tư không thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam mà chỉ dùng tiền để góp vốn vào một doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam để cùng nhau thực hiện dự án đầu tư.

– Thực hiện dự án đầu tư: Là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam có dự án đầu tư mới thì chỉ cần đáp ứng thủ tục thực hiện dự án đầu tư mà không thành lập doanh nghiệp hay hợp tác với các nhà đầu tư khác.

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Là hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Khi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào Việt Nam có thể lựa chọn một trong bốn hình thức nêu trên để thực hiện dự án đầu tư của mình đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Trên đây là toàn bộ điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư vào Việt Nam. Nếu Quý độc giả còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục này, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)