“Giấy phép con” là cụm từ xuất hiện rất phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt đối với những cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cần cần phải có giấy phép con. Tuy nhiêu, trên thực tế còn nhiều người chưa hiểu rõ được thế nào là giấy phép con? Khi nào cần phải xin giấy phép con?

Quy định của pháp luật về giấy phép con như thế nào?. Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về “giấy phép con”, trong phạm vi bài viết này, công ty Luật Thành Đô để cập đến nội dung: “Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con”

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư 2020;

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.

Giấy phép con gì là? Khi nào cần phải xin giấy phép con?
Giấy phép con gì là? Khi nào cần phải xin giấy phép con?

II. GIẤY PHÉP CON LÀ GÌ?

2.1. Khái niệm giấy phép con

Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về giấy phép con. Tuy nhiên, căn cứ vào giá trị pháp lý của giấy phép con có thể hiểu: Giấy phép con là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một hoặc một số ngành nghề có điều kiện.

Tại Điều 7 Luật đầu tư 2020 quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2.2. Đặc điểm của giấy phép con

Giấy phép con có các đặc điểm:

(1) Cấp sau Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp: Đối với các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, sau khi thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thì các tổ chức phải tiến hành thủ tục xin giấy phép con để được phép kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.

Ví dụ: Đối với công ty du lịch lữ hành. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp (có thể công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc công ty hợp danh). Để công ty được phép đi vào hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành công ty phải thực hiện thêm thủ tục là xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hoặc giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc cả hai. Đây chính là giấy phép con

(2) Để được cấp giấy phép con, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện về kinh doanh ngành, nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội, Chính phủ ban hành như: vốn, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề,…)

Ví dụ: đối với thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Một trong các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành là vốn pháp định. Nếu công ty không đáp ứng điều kiện trên thì sẽ không được cấp giấy phép và công ty không được phép kinh doanh dịch vụ này. Vốn pháp định của kinh doanh dịch vụ lữ hành là:

+ Dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 đồng;

+ Dịch vụ lữ hành quốc tế: Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.

(3) Các giấy phép con đều có thời hạn nhất định. Khi hết hạn doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện thủ tục xin gia hạn giấy phép hoặc xin cấp giấy phép mới. Nếu không vẫn sẽ bị coi là trái với quy định pháp luật.

2.3. Hình thức cấp giấy phép con

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 điều 7 Luật đầu tư 2020, giấy phép con có thể được cấp theo các hình thức sau:

– Giấy phép;

– Giấy chứng nhận;

– Chứng chỉ;

– Văn bản xác nhận, chấp thuận;

– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

2.4. Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu giấy phép con

Tại phụ lục IV luật đầu tư 2020 danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã liệt kê gồm 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, công ty Luật Thành Đô giới thiệu đến quý bạn đọc một số ngành nghề nhất định. Điểu hiểu rõ hơn về từng ngành nghề và thủ tục xin giấy phép con, quý bạn đọc tham khảo các bại viết tại trang web của công ty Luật Thành Đô. Một số các ngành nghề cần có giấy phép con như:

+ Kinh doanh Karaoke;

+ Kinh doanh lữ hành du lịch

+ Dịch vụ bảo vệ

+ Kinh doanh nhà nghỉ khách sạn;

+ Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy;

+ Kinh doanh vận tải biển;

+ Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

+ Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp;

+ Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu…

II. KHI NÀO CẦN XIN GIẤY PHÉP CON

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp: “Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.”

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh bất cứ khi nào thực hiện hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, các ngành nghề thuộc phụ lục IV Luật đầu tư 2020 đều phải thực hiện thủ tục xin giấy phép con.

Trường hợp không có giấy phép con khi kinh doanh các ngành nghề này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp trong quá trình hoạt đông kinh doanh, giấy phép con hết hiệu lực phải thực hiện thủ tục xin gia hạn hoặc cấp mới nếu như doanh nghiệp có nhu cầu.

*Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Trường hợp nào phải xin giấy phép lao động

Trên đây là một số tư vấn của công ty Luật Thành Đô liên quan đến “Giấy phép con là gì? Khi nào cần phải xin giấy phép con”. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tin tưởng sẽ làm hài lòng Qúy khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)