- Chuyên mục: Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 27/11/2020
- Tác giả: Ban biên tập
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trò chơi điện tử được chia thành 4 loại: trò chơi điện tử G1, G2, G3 và G4. Khi doanh nghiệp muốn tung ra thị trường các loại game này thì cần phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép game tại Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Thủ tục, quy trình, điều kiện và hồ sơ xin cấp các loại giấy phép trò chơi điện tử G1, G2 , G3, G4 sẽ được Luật Thành Đô giới thiệu tại bài viết “Giấy phép trò chơi điện tử”

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ GIẤY PHÉP TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
– Luật Công nghệ thông tin 2006;
– Luật Viễn thông năm 2009;
– Luật báo chí 2016;
– Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
– Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;
– Nghị định số 150/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
– Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
II. PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
Cách phân loại trò chơi điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Theo quy định này, trò chơi điện tử có 02 cách phân loại như sau:
Cách thứ nhất: Theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo kí tự G1, G2, G3 và G4, trong đó:
– G1: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
– G2: là trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
– G3: là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
– G4: là trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp – gọi tắt là trò chơi G4.
Cách thứ hai: Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.
III. ĐIỀU KIỆN XIN CẤP GIẤY PHÉP TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
Giấy phép Game G1 | Giấy phép game G2, G3, G4 | |
Điều kiện về doanh nghiệp | – Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng; |
|
Nhân sự | Có tối thiểu 1 nhân sự quản trị 2 máy chủ
Nhân sự phải tốt nghiệp đại học trở lên |
Có tối thiểu 1 nhân sự quản trị trò chơi điện tử |
Tài chính | Có khả năng tài chính phù hợp với quy mô hoạt động | Có khả năng tài chính phù hợp với quy mô hoạt động |
Tên miền | Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 | Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 |
Hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi | – Có khả năng lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi
– Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử phải đẳ tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam – Quản lý thời gian của người chơi hàng ngày đảm bảo tổng thời gian sử dụng tất cả các trò chơi điện tử G1 của mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút trong 24 giờ mỗi ngày – Hiển thị được kết quả phân loại trò chơi theo độ tuổi; có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút mỗi ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” – Có biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nội dung diễn đàn trò chơi (nếu có) – Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi; – Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. – Có phương án dự phòng về thiết bị và kết nối, phương án sao lưu dữ liệu để bảo đảm an toàn hệ thống khi có sự cố xảy ra; |
– Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử (nếu có) của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài khoản thanh toán của mình;
– Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi; – Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. |
IV. QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY PHÉP TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
4.1. Đối với trò chơi điện tử G1
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
4.2. Đối với trò chơi điện tử G2, G3, G4
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
4.3. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài.
V. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
5.1. Đối với giấy phép trò chơi điện tử G1
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 theo mẫu.
(2) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
(3) Sơ yếu lý lịch nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
(4) Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp.
(5) Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm các nội dung chính sau:
+ Kế hoạch cung cấp dịch vụ, năng lực tài chính, tổ chức bộ máy và nhận sự thực hiện cung cấp dịch vụ;
+ Sơ đồ tổng thể hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ, địa điểm đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ;
+ Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ cả phần chính và phần dự phòng bao gồm: tên, chức năng, cấu hình dự kiến của từng thiết bị;
+ Thông tin chi tiết về phương thức, phạm vi cung cấp dịch vụ; kế hoạch kết nối với mạng Internet và mạng viễn thông (tên doanh nghiệp, tên miền, địa chỉ IP, dung lượng kênh kết nối, kênh phân phối trò chơi);
+ Mô tả chi tiết hệ thống thanh toán trò chơi và kế hoạch kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán tại Việt Nam (tên doanh nghiệp, hình thức kết nối, quyền và trách nhiệm của các bên);
+ Kế hoạch sử dụng tài nguyên Internet;
+ Phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ, bảo đảm quyền lợi của người chơi;
+ Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị (phần cứng, phần mềm) giám sát hoạt động hệ thống cung cấp dịch vụ; kế hoạch sao lưu dữ liệu và phương án dự phòng về thiết bị, kết nối; quy trình vận hành, khai thác, cung cấp và sử dụng dịch vụ; kế hoạch bảo đảm bí mật, an toàn thông tin cá nhân của người chơi;
+ Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị (phần cứng, phần mềm) bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người chơi; quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
+ Trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép khi có sự thay đổi, hồ sơ gửi kèm theo bản gốc giấy phép đã được cấp.
5.2. Đối với giấy phép trò chơi điện tử G2, G3, G4
(1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử (theo mẫu);
(2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
(3) Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp đối với tên miền quốc tế.
(4) Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, bao gồm các nội dung sau đây:
+Kế hoạch cung cấp dịch vụ, nhân sự, tài chính phù hợp với quy mô hoạt động;
+Sơ đồ tổng thể hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ, địa điểm đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ và kết nối mạng;
+Thông tin về thiết bị cung cấp dịch vụ cả phần chính và dự phòng bao gồm: tên, chức năng, cấu hình;
+Thông tin chi tiết về phương thức, phạm vi cung cấp dịch vụ: mạng internet (địa chỉ IP, tên miền), mạng viễn thông di động (dự kiến kênh phân phối trò chơi);
+Các hình thức thanh toán dịch vụ, các loại thẻ thanh toán và doanh nghiệp hợp tác trong việc thanh toán dịch vụ (tên doanh nghiệp, loại hình thanh toán);
+Biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi.
VI.CÁC TRƯỜNG HỢP XỬ PHẠT KHI KHÔNG XIN GIẤY PHÉP GAME HOẶC KINH DOANH GAME BẤT HỢP PHÁP
6.1. Xử phạt hình sự
Theo quy định của luật Hình sự thì Game đánh bạc không được pháp luật thừa nhận
Theo Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và 249 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định:
“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội đánh bạc được quy định: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hay hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Bộ luật Hình sự, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; Sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử phạm tội; Tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6.2. Xử phạt vi phạm hành chính
STT | Hành vi vi phạm | Mức phạt | Phạt bổ sung |
1 |
Hành vi không làm thủ tục đề nghị cấp lại theo quy định đối với một trong các loại văn bản sau:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; b) Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1; c) Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
|
10.000.000-20.000.000 |
Tịch thu Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 |
2 |
Hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung hoặc kê khai không trung thực để được cấp một trong các loại văn bản sau:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; b) Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1; c) Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; d) Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
|
20.000.000-30.000.000 |
Tịch thu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
Tịch thu Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 |
3 |
hành vi không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung một trong các văn bản sau:
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1; b) Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1; c) Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
|
30.000.000-40.000.000 |
Tịch thu Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 |
4 |
a) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính, văn phòng giao dịch, địa chỉ đặt hoặc cho thuê máy chủ nhưng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông;
b) Thay đổi cơ cấu tổ chức, phần vốn góp dẫn đến thay đổi thành viên góp vốn (hoặc cổ đông) có phần vốn góp từ 30% vốn điều lệ trở lên nhưng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông; c) Thay đổi tên miền, kênh phân phối trò chơi, thể loại trò chơi, địa chỉ trụ sở chính nhưng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông.
|
40.000.000-50.000.000 |
ước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 01 tháng đến 03 tháng đối với điểm c |
5 |
a) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 khi không có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
b) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không có Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1.
|
50.000.000-70.000.000 |
|
a) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 khi không có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
b) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không có Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1.
|
70.000.000-100.000.000 |
Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 từ 01 tháng đến 03 tháng đối với điểm b
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính |
|
6 |
hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. |
150.000.000-170.000.000 |
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính |

Bài viết tham khảo: Cắt bỏ nhiều thủ tục cấp phép game online và mạng xã hội
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về thủ tục xin giấy phép game của Luật Thành Đô. Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ và tư vấn thì xin vui lòng liên hệ số Hotline: 0919 089 888 để được đội ngũ luật sư Luật Thành Đô giải đáp.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn