Có thể thấy tiền lương có vị trí rất quan trọng đối cả với người lao động và cả người sử dụng lao động. Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập để chi trả cho các sản phẩm dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống như: lương thực, thực phẩm, tiền điện, tiền nước, giáo dục, y tế,…

Còn đối với Người sử dụng lao động, tiền lương là một bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Thành Đô xin tư vấn về các quy định pháp luật về hình thức trả lương trong Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn chi tiết.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Lao động số 45/2019/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2019 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021;

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021.

II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Hình thức trả lương được quy định chi tiết tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Phân tích các hình thức trả lương cho người lao động
Phân tích các hình thức trả lương cho người lao động

2.1.. TIỀN LƯƠNG THEO THỜI GIAN

2.1.1. Quy định pháp luật về hình thức trả tiền lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

– Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

– Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

– Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

– Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019.

2.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả tiền lương theo thời gian

– Ưu điểm của hình thức trả tiền lương theo thời gian:

+ dễ hiểu, dễ tính.

+ Người lao động không phải chạy theo số lượng sản phẩm, nên họ có nhiều có thời gian để sáng tạo, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư cho chất lượng công việc.

– Nhược điểm của hình thức trả tiền lương theo thời gian:

+ Trong nhiều trường hợp tiền lương của người lao động nhận được không liên quan trực tiếp đến sự đóng góp lao động của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó cho thấy tính không chính xác và công bằng của hình thức trả lương theo thời gian này có thể không đảm bảo trong một số trường hợp.

2.2.TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM

2.2.1. Quy định pháp luật về hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

2.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm

– Ưu điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức trả lương này sẽ giúp người lao động tự ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình từ việc hoàn thành công việc và tăng năng suất lao động. Do vậy, tính chính xác và công bằng trong hình thức trả lương này cũng dễ thực hiện hơn so với hình thức trả lương theo thời gian.

– Nhược điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: Ở hình thức này, việc tính toán lương sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, có thể người lao động sẽ quan tấm đến số lượng sản phẩm để có lương cao hơn là dành thời gian để phát huy tài nawg, tích lũy kinh nghiệm, đầu tư cho chất lượng sản phẩm.

2.3. TIỀN LƯƠNG KHOÁN

2.3.1. Quy định pháp luật về hình thức trả lương khoán

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

2.3.2. Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương khoán

– Ưu điểm của hình thức trả lương khoán: Hình thức tả lương này sẽ giúp người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng trong việc thỏa thuận đơn giá để thực hiện công việc.

– Nhược điểm của hình thức trả lương khoán: Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động cần phải ứng trước một khoản tiền cho người lao động nếu như thời gian thực hiện công việc trong một khoảng thời gian dài.

III. PHƯƠNG THỨC TRẢ TIỀN LƯƠNG

Tiền lương của người lao động được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết liên quan:

Doanh nghiệp có được giữ lương của người lao động không?

Quyền lợi của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về “Quy định về hình thức trả lương” theo quy định mới nhất tại Bộ luật lao động 2019 và các văn bản pháp luật hướng dẫn. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề trên, Quý khách hàng gặp bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Thành Đô để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Đánh giá bài viết này