Phân phối rượu là hoạt động mua sản phẩm rượu trực tiếp từ tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, thương nhân nhập khẩu sản phẩm rượu trực tiếp từ thương nhân nước ngoài để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm rượu.

Kinh doanh rượu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để có thể kinh doanh trong lĩnh vực phân phối rượu, doanh nghiệp cần được Bộ Công thương cấp giấy phép phân phối rượu. Để Quý độc giả hiểu rõ hơn về giấy phép phân phối rượu, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu”

Hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư năm 2020;

– Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2020;

– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;

– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;

– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

– Các văn bản pháp luật có liên quan.

II. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU

Để xin giấy phép phân phối rượu, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các thành phần sau đây:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán rượu lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh) theo quy định;

– Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh;

– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

+ Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;

+ Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.

Lưu ý: Nghị đinh 17/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/03/2020 đã điểu chỉnh hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu theo hướng lược bỏ một số nội dung liên quan đến hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở làm kho hàng, địa điểm bán lẻ; Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

Bản cam kết của thương nhân về đáp ứng các điều kiện cần thiết. Tuy nhiên một số trường hợp chuyên viên trực tiếp xử lý hồ sơ vẫn yêu cầu các tài liệu này, vì vậy Luật Thành Đô vẫn nêu trong danh sách hồ sơ cần thiết để doanh nghiệp chuẩn bị trong trường hợp cần thiết.

liên hệ luật sư tư vấn pháp luật
liên hệ luật sư tư vấn pháp luật

III. KINH DOANH KHI KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO ?

Theo quy định tại khoản 3 điều 6 Nghị định số 98/2020 về việc xử phạt vi phạm trong trường hợp kinh doanh không có giấy phép kinh doanh như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.”

Theo đó đối với hoạt động kinh doanh phân phối rượu không có giấy phép doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải nộp loại toàn bộ số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ hành vi kinh doanh phân phối rượu khi chưa có giấy phép kinh doanh.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết có thể bạn quan tâm: Xử phạt doanh nghiệp không có giấy phép phân phối rượu

Trên đây là toàn bộ nội dung hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu. Nếu Quý độc giả còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục này, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)