Du lịch từ trước đến nay vẫn luôn là một ngành nghề có tiềm năng phát triển, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp khi đi vào kinh doanh các hoạt động liên quan đến du lịch sẽ phải đăng ký mới hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh du lịch và thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch sẽ phải tiến hành như thế nào.

Bài viết “Ngành nghề kinh doanh du lịch” của Luật Thành Đô sẽ giúp Quý doanh nghiệp làm rõ các vấn đề liên quan đến ngành nghề kinh doanh du lịch.

Bài viết tham khảo: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch
Bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DU LỊCH

– Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018;

– Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018;

– Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018;

– Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 14 tháng 5 năm 2018.

– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ Ban hành ngành nghề kinh tế Việt Nam;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DU LỊCH

Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh dịch vụ liên quan đến du lịch thì trong danh sách ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký lên Cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký những ngành nghề liên quan đến du lịch. Cụ thể, doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành sau:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Đại lý du lịch 7911
2 Điều hành tua du lịch.

Chi tiết:

– Kinh doanh lữ hành quốc tế;

– Kinh doanh lữ hành nội địa.

7912
3 Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch 7990
4 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày 5510

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DU LỊCH

Muốn hoạt động trong lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp khi đi vào hoạt động thì trong hệ thống ngành nghề phải đăng ký ngành nghề kinh doanh du lịch. Nếu thành lập mới doanh nghiệp, sẽ bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh du lịch. Nếu như doanh nghiệp đã được thành lập từ trước và có nhu cầu kinh doanh du lịch thì phải tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch.

Trình tự, thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiêp, bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch được tiến hành như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

(1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phụ lục II-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT

Thông báo phải nêu rõ nội dung bổ sung ngành, nghề kinh doanh tại phần Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh, trong đó doanh nghiệp bổ sung đầy đủ các ngành nghề kinh doanh du lịch, đồng thời bổ sung thêm các ngành nghề hỗ trợ khác.

(2) Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Nếu có);

(3) Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;

(4) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu đối với công ty một thành viên;

(5) Văn bản ủy quyền (Nếu có)

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản doanh nghiệp biết.

Bước 3: Doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

xin giay phep kinh doanh lu hanh quoc te
Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

IV. DỊCH VỤ BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DU LỊCH CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ

Sau khi nắm được thông tin khác hàng, Luật Thành Đô sẽ tiến hành các công việc sau:

(1) Tư vấn doanh nghiệp lựa chọn các ngành nghề phù hợp liên quan đến kinh doanh du lịch;

(2) Tư vấn về điều kiện quy trình, thủ tục, hồ sơ cần thiết để bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch;

(3) Hỗ trợ khách hàng soạn hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh du lịch;

(4) Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, kiểm tra giấy tờ tài liệu được cung cấp;

(5) Đại diện quý doanh nghiệp đi nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng;

(6) Đại diện doanh nghiệp lấy kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

(7) Đại diện doanh nghiệp nộp phí, lệ phí nhà nước theo quy định của nhà nước (nếu có);

(8) Hỗ trợ doanh nghiệp các thủ tục hoàn tất sau khi được chấp thuận hồ sơ;

(9) Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp các thủ tục xin Giấy phép để hoạt động kinh doanh du lịch;

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết trên, Luật Thành Đô thể hiện rõ các mã ngành nghề kinh doanh liên quan đến du lịch và thủ tục tiến hành đăng ký bổ sung mã ngành kinh doanh du lịch vào hệ thống ngành nghề của doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp Quý khách hiểu rõ hơn về ngành nghề kinh doanh du lịch để thực hiện kinh doanh loại hình này đúng quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)