Công ty Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết hướng dẫn thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

  1. Công việc khách hàng yêu cầu
  • Thành lập doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Tư vấn xin cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  1. Điều kiện cấp giấy phép
  1. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  2. Có vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
  3. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  4. Có bộ máy nhân sự, cơ sở vật chất để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  5. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  6. Bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ phải có ít nhất 12 (mười hai) cán bộ chuyên trách có đủ những điều kiện sau đây: Có trình độ từ cao đẳng trở lên, có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
  7. Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại ngân hàng.
  1. Hồ sơ xin cấp giấy phép
  1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp (theo mẫu LTĐ cung cấp);
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề: cung ứng và quản lý nguồn lao động; có vốn pháp định tối thiểu 5 tỷ đồng);
  3. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định (xác nhận số dư của tổ chức tín dụng hoặc chứng thư thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá về tài sản của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của doanh nghiệp – có xác nhận của tổ chức kiểm toán);
  4. Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng;
  5. Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
  • Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).
  • Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động.
  • Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài.
  • Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

(Luật Thành Đô cung cấp)

  1. Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  2. Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Bộ máy chuyên trách để bồi d­ưỡng kiến thức cần thiết cho ngư­ời lao động trư­ớc khi đi làm việc ở n­ước ngoài đư­ợc tổ chức thành trư­ờnghoặc trung tâm đào tạo, phải có ít nhất những bộ phận sau đây:
  • Bộ phận đào tạo;
  • Bộ phận quản lý học viên.

Bộ máy chuyên trách bồi d­ưỡng kiến thức cần thiết cho ngư­ời lao động để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  • Trực tiếp tổ chức bồi dư­ỡng kiến thức cần thiết cho ng­ời lao động;
  • Quản lý chư­ơng trình đào tạo, thời gian lên lớp của giáo viên, học viên;
  • Thực hiện các hợp đồng liên kết về bồi d­ưỡng kiến thức cần thiết;
  • Biên soạn tài liệu;
  • Quản lý học viên;
  • Tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ sau mỗi khóa học.

(Luật Thành Đô cung cấp)

  1. Danh sách tóm lược của các cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao. Cán bộ chuyên trách từng loại hình nghiệp vụ phải có các điều kiện cụ thể sau đây:

Về án bộ chuyên trách về thị trường:

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật;
  • Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với từng thị trường mà doanh nghiệp dự kiến đưa người lao động đến làm việc;
  • Có hiểu biết những quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Về cán bộ chuyên trách về quản lý lao động:

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành luật, quản trị nhân lực;
  • Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với từng thị trường mà doanh nghiệp dự kiến đưa người lao động đến làm việc;
  • Am hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Về cán bộ chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

  • Có kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Có hiểu biết những quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Về cán bộ nghiệp vụ tài chính:

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán;
  • Am hiểu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Về cán bộ giữ vị trí lãnh đạo điều hành bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp: ngoài điều kiện quy định chung nêu trên, phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có trình độ từ đại học trở lên; Có lý lịch rõ ràng;
  • Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
  • Không phải là người đang bị xử lý hình thức kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hoặc là người đã giữ vị trí lãnh đạo điều hành bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại những doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

(Luật Thành Đô cung cấp)

 

  1. Tài liệu khách hàng cần cung cấp
  1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề: cung ứng và quản lý nguồn lao động; có vốn pháp định tối thiểu 5 tỷ đồng);
  2. Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định (xác nhận số dư của tổ chức tín dụng hoặc chứng thư thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá về tài sản của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của doanh nghiệp – có xác nhận của tổ chức kiểm toán) Luật Thành Đô hỗ trợ;
  3. Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng (Theo mẫu Luật Thành Đô cung cấp);
  4. Danh sách tóm lược người điều hành và các cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, kèm theo tài liệu chứng minh về trình độ chuyên môn. Riêng đối với người điều hành thì cần phải có tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc và sơ yếu lý lịch theo hướng dẫn trên đây (Theo mẫu Luật Thành Đô cung cấp).
  1. Công việc Luật Thành Đô dự kiến thực hiện
  1. Độc lập hoặc kết hợp cùng doanh nghiệp xây dựng Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  2. Độc lập hoặc kết hợp cùng doanh nghiệp xây dựng phương thức tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
  3. Độc lập hoặc kết hợp cùng doanh nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục cấp giấy phép (Thành lập doanh nghiệp, tư vấn/soạn thảo các văn bản/hợp đồng thuê địa điểm, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế khác liên quan đến hồ sơ cấp giấy phép…);
  4. Chứng minh nguồn tài chính cho doanh nghiệp (đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định);
  5. Làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan tới việc cấp giấy phép và các công việc khác theo yêu cầu.
  1. Thời gian thực hiện:

– Đối với trường 120 ngày làm việc, kể từ đầy đủ giấy tờ, tài liệu hợp lệ.

30 ngày làm việc, kể từ đầy đủ giấy tờ, tài liệu hợp lệ.

  1. Thù lao dịch vụ (chưa bao gồm thuế VAT)

Liên hệ trực tiếp để được tư vấn và có giá tốt nhất tùy vào từng thời điểm.

Ghi chú:

(i) Tất cả công việc nêu trên Luật sư có thể nhận dịch vụ để thực hiện;

(ii)Doanh nghiệp tự thực hiện danh mục việc nào thì giảm trừ phí dịch vụ cho công việc đó.

(iii) Khách hàng sẽ gặp gỡ Luật sư trực tiếp giải quyết công việc để được tư vấn trước khi lựa chọn dịch vụ.

 

Chi tiết xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

Phòng 409 nhà B11C KĐT Nam Trung Yên – Cầu Giấy – Hà Nội

Tel: 024. 6680.6683 – 6281.7203 Fax: 024. 6281.7203

Email: luatthanhdo@gmail.com Website: https://luatthanhdo.com.vn/

Hotline: 0982.976.496/0914.315.886

Cán bộ trực tiếp thụ lý vụ việc:

Ls. NGUYỄN LÂM SƠN

5/5 - (1 bình chọn)