Trong thời đại mở cửa hội nhập như hiện nay, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, cư trú, học tập và làm việc. Khi đến Việt Nam, việc được phép lái xe tham gia giao thông đường bộ vô cùng quan trọng. Vấn đề khi nào người nước ngoài được phép lái xe ở Việt Nam được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Công ước Viên về giao thông đường bộ 1968

– Luật giao thông đường bộ 2008

– Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

– Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế

– Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe

– Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

– Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng.

Khi nào người nước ngoài được lái xe ở Việt Nam
Khi nào người nước ngoài được lái xe ở Việt Nam

II. KHI NÀO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC LÁI XE TẠI VIỆT NAM?

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, một cá nhân, bao gồm cả người nước ngoài, được phép lái xe tham gia giao thông tại Việt Nam nếu có đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Độ tuổi của người lái xe được quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Người nước ngoài có đủ điều kiện về độ tuổi như trên đây và đủ điều kiện về sức khỏe theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe, thì có thể được phép lái xe tham gia giao thông tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

(1) Người nước ngoài có giấy phép lái xe tại Việt Nam theo một trong các hình thức sau:

– Được đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

– Cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng được cấp tại nước ngoài và đã thực hiện thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng tại Việt Nam;

– Du lịch tới Việt Nam bằng hình thức lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe có thời hạn sử dụng được cấp tại nước ngoài và đã thực hiện thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng tại Việt Nam;

(2) Người nước ngoài có giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit – “IDP”) còn thời hạn sử dụng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên về giao thông đường bộ cấp theo một mẫu thống nhất và có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng được cấp tại nước ngoài phù hợp với hạng xe lái tham gia giao thông tại Việt Nam.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục xin cấp giấy phép lái xe máy – Quy định mới nhất

Thủ tục kiểm định xe cơ giới

Trình tự và thủ tục đổi biển số ô tô xe máy (Năm 2021)

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề khi nào người nước ngoài được lái xe ở Việt Nam, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 0919 089 888 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)