- Chuyên mục: Tư vấn luật hình sự
- Ngày đăng: 10/08/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Thực tế hiện nay không có nhiều quy định pháp luật về xét xử lưu động. Tuy nhiên hình thức xét xử này lại được thực hiện thường xuyên, liên tục, gây ra không ít khó khăn cho người dân khi muốn hiểu biết về nó. Vậy xét xử lưu động là gì? Khi nào Tòa án được phép xét xử lưu động? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
II. XÉT XỬ LƯU ĐỘNG LÀ GÌ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012, có thể khẳng định rằng hình thức xét xử lưu động là một trong những cách thức truyền đạt kiến thức pháp luật vô cùng hữu hiệu đến cộng đồng, đặc biệt là với các nhóm đối tượng có ý định phạm tội, khiến họ ý thức được sự trừng trị của pháp luật và kiềm chế các nhu cầu lệch chuẩn.
Lý giải điều này là do trên thực tế, ngược lại với việc xét xử các vụ án Tòa án, ngoài những người tham gia tố tụng được Tòa án triệu tập chỉ có thêm một vài người nhà bị cáo, thậm chỉ có những phiên tòa chỉ có một mình bị cáo; nhưng đối với hình thức xét xử lưu động, do tính chất được tổ chức công khai ngoài Tòa án, rất đông người dân đến xem.
Bên cạnh đó, dù xét xử lưu động hay xét xử tại trụ sở Tòa án, về nguyên tắc là giống nhau và không có sự phân biệt, chỉ khác nhau ở địa điểm tổ chức vụ án. Cụ thể, khi xét xử lưu động, Tòa án các cấp luôn phải bảo đảm tính công bằng, khách quan, toàn diện, triệt để và đầy đủ đối với bị cáo cũng như đối với mọi người dân.
Tòa án thường quyết định xét xử lưu động đối với những vụ án liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận như giết người, cướp tài sản, mua bán trái phép chất ma túy…
Nói tóm lại, xét xử lưu động hay phiên tòa lưu động thực chất là việc xét xử công khai được tổ chức ngoài trụ sở tòa án trong trường hợp cụ thể do Tòa án quyết định (Tuy nhiên Tòa án cần tuân theo một khi văn bản pháp luật khi quy định về việc không xét xử LĐ đối với người phạm tội chưa thành niên nhằm tránh ảnh hưởng tương lai của họ sau này)

III. KHI NÀO XÉT XỬ LƯU ĐỘNG?
Việc có hay không tổ chức xét xử lưu động là do quyết định của Toà án có thẩm quyền đối với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng vụ án. Cụ thể, Tòa án có thể quyết định khi nào nên xét xử lưu động dựa vào một trong số các điều kiện dưới đây:
– Thứ nhất, chỉ xét xử lưu động với vụ án hình sự mà nhận thức pháp luật của cộng đồng và nhận thức pháp luật của bị cáo, người bị hại trong vụ án còn hạn chế, với mục đích tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật;
– Thứ hai, xét xử lưu động với vụ án hình sự mà loại tội đó có xu hướng gia tăng do thiếu hiểu biết pháp luật của người dân;
– Thứ ba, không xét xử lưu động với những vụ án xâm hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
– Thứ tư, không xét xử lưu động vụ án hình sự với những địa phương còn mang nặng những thành kiến, định kiến về người phạm tội để đảm bảo quyền lợi của bị cáo khi tái hòa nhập cộng đồng;
– Thứ năm, phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong TTHS khi thực hiện hoạt động xét xử LĐ, trong đó có nguyên tắc công bằng, bình đẳng, nguyên tắc suy đoán vô tội…;
– Thứ sáu, phải đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn thế hiện sự uy nghiêm người tiến hành tố tụng, của cơ quan tiến hành tố tụng, sự nghiêm minh của pháp luật trong phiên tòa xét xử lưu động;
– Thứ bảy, trong trường hợp kết quả điều tra xã hội học, đánh giá thực tiễn và nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước tiên tiến cho thấy hoạt động xét xử lưu động mang lại ít giá trị hơn là những hệ lụy cho xã hội thì cần chấm dứt hoạt động xét xử này đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong tổ tụng hình sự.
Xét xử lưu động là một trong những biện pháp tuyên truyền tinh thần thượng tôn pháp luật vô cùng hiệu quả đến mọi người dân trong xã hội. Ngoài những lợi ích mà hình thức này đem lại thì việc xét xử lưu động cũng để lại không ít hạn chế khi ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa án do áp lực từ phía dư luận, gây tốn kém đến ngân sách nhà nước do tiền vận chuyển,… cho nên hiện nay phía cơ quan nhà nước đang cân nhắc về việc nên hay không giữ lại hình thức xét xử lưu động đang tồn tại.

Bài viết liên quan:
Phân biệt án treo và cải tạo không giam giữ
Phân biệt kháng cáo và kháng nghị
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề xét xử lưu động là gì? Khi nào xét xử LĐ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, quý khách xin vui lòng liên hệ vào số hotline: 0919 089 888 hoặc email: luatsu@luatthanhdo.com.vn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn