Xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao trong việc hội nhập quốc tế, các trung tâm ngoại ngữ ra đời ngày càng nhiều. Hệ thống pháp lý đã có những quy định điều chỉnh chặt chẽ về điều kiện và trình tự thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ. Bởi lẽ đó, Quý khách hàng có nhu cầu mở trung tâm ngoại ngữ sẽ ít nhiều gặp phải những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này. Để giải đáp phần nào nhu cầu của khách hàng, trong bài viết lần này, Luật Thành Đô xin đưa ra những tư vấn về “Kinh nghiệm mở trung tâm ngoại ngữ”.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ MỞ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019;

– Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục;

– Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

– Nghị định số 135/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

– Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2018 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ tin học;

– Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

Kinh nghiệm mở trung tâm ngoại ngữ
Kinh nghiệm mở trung tâm ngoại ngữ

II. KINH NGHIỆM MỞ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

Theo quy định của pháp luật, để mở trung tâm ngoại ngữ và hoạt động đào tạo ngoại ngữ phải thông qua 2 thủ tục: thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ và thủ tục xin cấp phép để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, quý khách có nhu cầu mở trung tâm ngoại ngữ tại Hà Nội thì có thể tiến hành hai thủ tục trên gộp thành một. Cụ thể như sau:

2.1. Điều kiện mở trung tâm ngoại ngữ

(1) Điều kiện của người đứng đầu trung tâm ngoại ngữ

Theo quy định pháp luật mới nhất về thành lập trung tâm ngoại ngữ, điều kiện về người đứng đầu trung tâm ngoại ngữ, cụ thể làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ được quy định như sau:

– Có nhân thân tốt;

– Có năng lực quản lý;

– Đảm bảo một trong các điều kiện sau: Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc Tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

– Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Kinh nghiệm mở trung tâm ngoại ngữ

(2) Điều kiện về cán bộ, giáo viên của trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm phải đảm bảo có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Thông thường, số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.

Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài.

– Giáo viên là người Việt Nam đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

– Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

+ Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

(3) Điều kiện về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm.

– Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học;

– Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo;

– Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ;

– Cơ sở vật chất đảm bảo quy định về Phòng cháy chữa cháy.

(4) Đảm bảo quy định về Phòng cháy chữa cháy.

Đối với trung tâm quy mô > 500m2 thì phải xin Giấy chứng nhận PCCC. Đối với trung tâm quy mô < 500 m2 , doanh nghiệp phải có biên bản kiểm tra PCCC của Cơ quan công an và cam kết thực hiện phương án PCCC.

2.2. Trình tự thủ tục mở trung tâm ngoại ngữ ở Hà Nội

Bước 1: Đăng ký kinh doanh ngành nghề

Doanh nghiệp muốn xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ phải đăng ký kinh doanh ngành nghề: “Giáo dục khác chưa được phần vào đâu” (Mã ngành: 8559), chi tiết: “Đào tạo ngoại ngữ”.

Trong trường hợp đã có doanh nghiệp nhưng chưa có ngành nghề này, doanh nghiệp phải thực hiện việc bổ sung ngành nghề trước khi ra quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ.

Doanh nghiệp ban hành quyết định thành lập Trung tâm ngoại ngữ.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh/ thành phố. Hồ sơ bao gồm các văn bản, tài liệu sau:

– Tờ trình đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động trung tâm ngoại ngữ;

– Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung:

+ Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

Tên của trung tâm ngoại ngữ được đặt theo nguyên tắc sau:

Trung tâm ngoại ngữ + Tên riêng;

Tên riêng của trung tâm không được trùng với tên riêng của trung tâm đã thành lập trước đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;

+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

+ Cơ sở vật chất của trung tâm

+ Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);

+ Sơ yếu lý lịch của người làm giám đốc trung tâm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn, chứng minh nhân dân;

– Dự thảo nội quy hoạt động của trung tâm;

Bước 3: Thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định cấp phép thành lập và hoạt động cho trung tâm ngoại ngữ.

Bước 4: Ra quyết định cho phép Trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền ra quyết định cho phép Trung tâm ngoại ngữ được hoạt động giáo dục.

Nếu không đủ điều kiện để được hoạt động Trung tâm ngoại ngữ thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết tham khảo: Thời hạn giấy phép trung tâm ngoại ngữ

Chuyên mục tham khảo: Giấy phép trung tâm ngoại ngữ

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp lý của Luật Thành Đô về kinh nghiệm mở trung tâm ngoại ngữ. Nếu Quý khách còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp với Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn. Với đội ngũ luật sư nhiệt huyết, tận tình và giàu kinh nghiệm, Luật Thành Đô rất hân hạnh khi được hỗ trợ giải đáp những vướng mắc và trở thành người đồng hành của Quý khách trong thời gian tới.

Đánh giá bài viết này