Như chúng ta thấy, tình hình các tội phạm về làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu ngày càng có xu hướng gia tăng, bởi lẽ nhu cầu về bằng cấp và các thủ tục hành chính ngày một cao dẫn đến hệ quả tất yếu là một phận người có ý đồ xấu tận dụng để kiếm lợi.

Giấy phép sức khỏe hay còn gọi là giấy khám sức khỏe cũng là một trong những đối tượng đang bị làm giả rất nhiều. Do đó, trong phạm vi bài viết này, Luật Thành Đô sẽ nêu rõ các quy định xử phạt của pháp luật đối với các hành vi mua bán giấy khám sức khỏe theo quy định của pháp luật.

I. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

– Thông tư số 14/2013/TT-BYT của Bộ Y Tế hướng dẫn khám sức khỏe.

Mua bán giấy phép sức khỏe bị xử lý như thế nào ?
Mua bán giấy phép sức khỏe bị xử lý như thế nào ?

II.Giấy phép sức khỏe là gì?

Giấy khám sức khỏe chính là một trong những loại giấy tờ quan trọng do các cơ sở y tế, bệnh viện cấp cho cá nhân, trong đó ghi nhận các thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của một người một cách tổng quát nhất giúp cho các nhà tuyển dụng có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe của ứng viên từ đó xem xét mức độ phù hợp với yêu cầu của công việc hay nói cách khác người lao động có đủ sức khỏe thể lực để đảm nhiệm các công việc được giao, tham gia công tác tại đơn vị, công ty hay không.

Bên cạnh đó, hiện nay, có rất nhiều các giao dịch, thủ tục hành chính hay theo quy định của pháp luật yêu cầu phải nộp giấy khám sức khỏe như xin việc, thủ tục nhập học cho học sinh, sinh viên, thi giấy phép lái xe,…Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan như: ngại đi khám, không có thời gian do quá trình khám sức khỏe trong các cơ sở y tế khá rườm rà, mất thời gian kết hợp với sự quản lí lỏng lẻo từ cơ quan nhà nước mà nhiều người trong hoặc ngoài các cơ sở khám chữa bệnh đã cung cấp hoặc thậm chí là làm giả giấy chứng nhận sức khỏe để thu lợi.

III. Hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT của Bộ Y Tế về hướng dẫn khám sức khỏe:

Đã quy định về thủ tục, hồ sơ khi tham gia khám sức khỏe tại các trung tâm khám chữa bệnh được cấp phép, yêu cầu người có nhu cầu đến khám sức khỏe phải nộp hồ sơ bao gồm giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe định kỳ và giấy tờ tùy thân (Điều 4).

Sau khi nhận được các giấy tờ của người yêu cầu khám sức khỏe thì các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các công việc theo đúng quy trình: đối chiếu hồ sơ giấy tờ; đóng giấy giáp lai và thực hiện việc khám chữa bệnh theo từng chuyên khoa (Điều 5).

Cuối cùng, trả kết quả cho người yêu cầu khám sức khỏe theo quy định thể hiện qua giấy khám sức khỏe. Nếu việc khám và cung cấp giấy khám sức khỏe không phải tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục trên thì đều bị coi là các hành vi vi phạm pháp luật. Tất nhiên, Giấy khám sức khỏe trong trường hợp này cũng bị coi là giấy khám sức khỏe giả kể cả trong trường hợp không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác).

Vì là hành vi trái pháp luật nên tùy theo tính chất, mức độ mà người thực hiện hành vi bán giấy giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Thứ nhất, người bán giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;

b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe….”

Như vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh, hoặc cá nhân nào cung cấp giấy khám sức khỏe cho người khác mà không thực hiện theo quy định của pháp luật như đã kể trên, thì có thể bị phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng.

Thứ hai, với tính chất, mức độ phạm tội nghiêm trọng hơn, người bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Một điểm đáng chú ý tại quy định trên là pháp luật không chỉ quy định người phạm tội là người làm giả con dấu, giấy tờ mà cả người sử dụng cũng bị coi là tội phạm nếu biết rõ nhưng vẫn thực hiện hành vi mua bán, tiêu thụ. Như vậy, không chỉ người bán giấy khám sức khỏe mà ngay cả người mua, người sử dụng giấy khám sức khỏe giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Việc mua bán giấy khám sức khỏe giả gây nhiều ảnh hưởng xấu đến các cơ quan, nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại về tài sản, kinh tế, xã hội, uy tín của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền và thậm chí là chính bản thân những người mua bán giấy khám sức khỏe. Do đó, để ngăn ngừa, cần có sự chung tay của cộng động trong việc đẩy lùi nạn làm giả giấy tờ của một số bộ phận đi ngược lại pháp luật vì mục đích tư lợi. Bên cạnh đó, kết hợp với giáo dục, răn đe và xử nghiêm, kịp thời đúng người, đúng tội những hành vi mua bán giấy khám sức khỏe sẽ không còn có cơ hội để phát triển.

Các bài viết liên quan:

Tội dâm ô là gì, phân tích cấu thành tội dâm ô

Phân biệt tố cáo và tố giác

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919 089 888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (1 bình chọn)