Người nước ngoài làm việc tại trung tâm ngoại ngữ là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Trung tâm ngoại ngữ là một loại hình đào tạo về ngoại ngữ giành cho mọi lứa tuổi, cấp độ. Với xu hướng giao lưu quốc tế được mở rộng như hiện tại, nhu cầu về ngoại ngữ rất cao, chính vì thế người ta tìm đến trung tâm ngoại ngữ để học, nâng cao trình độ ngày càng nhiều.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý trong đó có lĩnh vực tư vấn về trung tâm ngoại ngữ. Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Quy định về bằng cấp của người nước ngoài làm việc tại trung tâm ngoại ngữ”.

giáo viên nước ngoài làm việc tại trung tâm ngoại ngữ
Giáo viên nước ngoài làm việc tại trung tâm ngoại ngữ

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Luật giáo dục số Luật số: 43/2019/QH14;

– Nghị định số: 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật giáo dục;

– Nghị định số: 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

– Nghị định số: 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

– Thông tư số: 21/2018/TT-BGDĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

– Các văn bản khác có liên quan.

II. QUY ĐỊNH VỀ BẰNG CẤP CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

Trong trung tâm ngoại ngữ, giáo viên là một trong những bộ phận cốt lõi của trung tâm. Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ bao gồm: giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng. Trong đó, có giáo viên người Việt Nam và giáo viên người nước ngoài. Đối việc hoạt động dạy đặc thù như trung tâm ngoại ngữ, pháp luật hiện nay có quy định rất rõ về bằng cấp của giáo viên người nước ngoài làm việc tại trung tâm ngoại ngữ như sau:

1.1. Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể):

Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

1.2. Giáo viên là người nước ngoài đủ điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

+ Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Xin giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Giáo viên nước ngoài làm việc tại trung tâm ngoại ngữ

III. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ THÀNH LẬP TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

3.1. Một số lưu ý về điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ

Về điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ, cần lưu ý một số điểm sau:

– Điều kiện về cơ cấu tổ chức trung tâm ngoại ngữ: gồm các bộ phận cơ bản sau: giám đốc; phó giám đốc (nếu có); bộ phận chuyên môn nghiệp vụ; hội đồng tư vấn và các tổ chức đoàn thể khác (nếu có).

– Điều kiện về giáo viên: ngoài điều kiện về giáo viên người nước ngoài, thì giáo viên trung tâm ngoại ngữ cần thêm các điều kiện sau:

+ Giáo viên người Việt Nam: phải có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên (trong trường hợp giáo viên chỉ có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên thì phải kèm theo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm);

+ Giáo viên người bản ngữ của trung tâm: phải có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

– Điều kiện của giám đốc trung tâm ngoại ngữ: Có nhân thân tốt; Có năng lực quản lý; Có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ ( trong trường hợp có bằng đại học thì phải kèm theo chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam hoặc tương đương); Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động giáo dục, đào tạo.

– Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí của trung tâm ngoại ngữ:

+ Phải có đủ phòng học, phòng làm việc cho bộ máy hành chính, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo (Lưu ý: phòng học phải đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu để bảo đảm 1.5m2/học viên/ca học);

+ Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo khi trung tâm lập ra đề án xin cấp phép;

+ Có khu vực để giành cho các cán bộ, giáo viên và học viên của trung tâm nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.

– Điều kiện về phòng cháy chữa cháy:

+ Nếu diện tích trung tâm >500m2 thì phải xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy;

+ Nếu diện tích của trung tâm <500 m2 thì phải có Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy.

3.2. Một số lưu ý về thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ

Theo quy định của pháp luật hiện nay, để thành lập trung tâm ngoại ngữ Quý khách cần thực hiện theo hai bước:

– Bước 1: Thành lập trung tâm ngoại ngữ;

– Bước 2: Xin giấy phép để trung tâm ngoại ngữ hoạt động giáo dục.

Tuy nhiên, đối với những trung tâm ngoại ngữ thành lập ở thành phố Hà Nội, thì việc xin cấp phép thành lập và hoạt động trung tâm ngoại ngữ chỉ cần gộp hai bước trên thành một thủ tục duy nhất. Quý khách có thể nộp hồ sơ bằng hình thức online qua Cổng thông tin hành chính công của thành phố Hà Nội mà không cần phải mang hồ sơ lên nộp trực tiếp tại Sở giáo dục và đào tạo.

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên dử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết tham khảo: Mẫu tờ trình thành lập trung tâm ngoại ngữ

Chuyên mục tham khảo: Giấy phép trung tâm ngoại ngữ

Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô giới thiệu về: “Quy định về bằng cấp của người nước ngoài làm việc tại trung tâm ngoại ngữ”. Cùng với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn về các thủ tục pháp lý liên quan đến trung tâm ngoại ngữ, đến với Luật Thành Đô, Quý khách sẽ được tư vấn miễn phí và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến trung tâm ngoại ngữ.

Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ 0919 089 888 để được luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài điện thoại.

5/5 - (1 bình chọn)