Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức là giống nhau, nhưng thực ra không phải vậy. Vậy nhưng chúng có gì khác nhau? Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn phân biệt các hình thức kỷ luật này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019)

– Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung 2019)

– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

– Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Phân biệt bãi nhiệm, miễn miện, cách chức (ảnh minh họa)
Phân biệt bãi nhiệm, miễn miện, cách chức (ảnh minh họa)

II. PHÂN BIỆT BÃI NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC

Bãi nhiệm Miễn nhiệm Cách chức
Khái niệm Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

(Khoản 7 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019))

Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

(Khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019))

Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và viên chức quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

(Khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019) và Điều 12 Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung 2019))

Đối tượng áp dụng Cán bộ Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý. – Cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

– Công chức lãnh đạo, quản lý.

– Viên chức quản lý.

Bản chất Là hình thức kỷ luật đối với cán bộ. Là hình thức giải quyết cho thôi giữ chức vụ, chức danh. Là hình thức kỷ luật.
Điều kiện áp dụng Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm.

(Điều 14 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức)

* Miễn nhiệm cán bộ:

– Bị miễn nhiệm: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

(Khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2020))

– Xin miễn nhiệm: Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.

(Khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung 2019))

* Miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý:

– Không đủ sức khỏe.

– Theo yêu cầu nhiệm vụ

– Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

– Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.

– Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm.

– Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ.

– Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

(Điều 54 Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung 2019) và Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

* Cách chức Cán bộ, Công chức lãnh đạo, quản lý:

– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm.

– Cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm.

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

(Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

* Cách chức Viên chức quản lý:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm.

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.

(Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Hậu quả pháp lý Không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh. – Được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

– Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

– Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.

(Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

* Đối với viên chức quản lý:

– Được bố trí việc làm khác phù hợp.

– Kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng và không được thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng.

– Viên chức quản lý bị cách chức do tham nhũng không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.

(Điều 56 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung 2019))

* Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý:

– Kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng và không được thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng.

– Cán bộ, công chức bị cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

(Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2019))

5 ly do nen du dung dich vu phap ly cua luat thanh do scaled
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết liên quan:

Xử phạt vi phạm về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính

Quảng cáo sai sự thật bị phạt như thế nào?

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề Phân biệt bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua tổng đài 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết này