Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Qua nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi sẽ phân biệt các loại hóa đơn trong doanh nghiệp để giúp khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.

I. Hóa đơn là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì Hóa đơn được hiểu là chứng từ do người bán lập ra, ghi nhận các thông tin bán hàng hóa và cung ứng các loại dịch vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Khi tiến hành lập ra hóa đơn thì phải chứa đựng những nội dung chủ yếu sau:

– Tên và loại hóa đơn;

– Ký hiệu về mẫu số hóa đơn và các ký hiệu hóa đơn;

– Tên liên của hóa đơn;

– Số thứ tự của hóa đơn;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của phía người bán;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của phía người mua

– Tên các loại hàng hóa, dịch vụ; đơn vị để tính; số lượng hàng hóa cụ thể; đơn giá từng hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi cả bằng số và bằng chữ;

– Người mua, người bán cùng ký và ghi rõ đầy đủ họ tên, dấu của bên người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm thực hiện lập hóa đơn;

– Tên phía tổ chức nhận việc in hóa đơn.

Lưu ý: Trên thực tế sẽ có một số trường hợp ngoại lệ không cần đầy đủ các nội dung trên.

Phân biệt các loại hóa đơn trong doanh nghiệp Việt Nam
Phân biệt các loại hóa đơn trong doanh nghiệp Việt Nam

II. Phân biệt các loại hóa đơn trong doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 trong Thông tư số 39/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC hóa đơn theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ bao gồm các loại như sau:

Loại 1: Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật là loại hóa đơn được dành cho các tổ chức khai, tính thuế về giá trị gia tăng theo các phương pháp khấu trừ trong các hoạt động cụ thể như sau:

– Bán các loại hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong phạm vi nội địa;

– Hoạt động về vận tải ra quốc tế;

– Xuất vào khu vực phi thuế quan và các trường hợp được tính như việc xuất khẩu.

Loại 2: Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật sẽ được dùng cho các đối tượng cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán ra hàng hóa, dịch vụ trong khu vực nội địa, xuất hàng hóa vào khu phi thuế quan và các trường hợp được tính như việc xuất khẩu.

– Tổ chức, cá nhân trong khu vực phi thuế quan khi thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào khu vực nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng các loại dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu vực phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn sẽ ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Loại 3: Các loại hóa đơn trong doanh nghiệp khác bao gồm: Tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm,…v.v…

Loại 4: Phiếu thu tiền, phí cước vận chuyển đường hàng không; chứng từ về thu cước phí về vận tải quốc tế; chứng từ thu phí các dịch vụ của ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ của quốc tế và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan.

III. Các hình thức hiện nay của hóa đơn

3.1. Hóa đơn dưới hình thức tự in

Hóa đơn tự in là loại hóa đơn do các tổ chức thực hiện kinh doanh tự mình in ra trên các thiết bị công nghệ tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy móc khác khi thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3.2. Hóa đơn dưới hình thức điện tử

Hóa đơn điện tử là loại hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do phía tổ chức, cá nhân thực hiện việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập để nhằm mục đích ghi nhận các thông tin về việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện, thiết bị điện tử, bao gồm cả các trường hợp được thực hiện khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối việc chuyển dữ liệu điện tử với các cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử hiện nay bao gồm 02 loại chính:

– Hóa đơn không có mã của phía cơ quan thuế:

– Hóa đơn có mã của phía cơ quan thuế.

3.3. Hóa đơn dưới hình thức đặt in

Hóa đơn đặt in là loại hóa đơn do các tổ chức thực hiện việc đặt in theo mẫu để sử dụng cho các hoạt động thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng các loại hình dịch vụ, hoặc do phía cơ quan thuế đặt in theo mẫu cụ thể để cấp, bán cho các tổ chức hộ, cá nhân.

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Trên đây là nội dung về phân biệt các loại hóa đơn trong doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, hy vọng nó hữu ích với bạn đọc và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn luật nhanh chóng và chính xác nhất.

Đánh giá bài viết này