Chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu là những thuật ngữ pháp lý mà nhiều người hay nhầm lẫn. Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật Dân sự 2015

Hướng dẫn Phân biệt chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
Hướng dẫn Phân biệt chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

II. PHÂN BIỆT CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Chấm dứt hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng Hợp đồng vô hiệu
Khái niệm Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại. Hủy bỏ hợp đồng là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận trước đó của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng bị Tòa án có thẩm quyền tuyên “vô hiệu” do không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật, dẫn đến hợp đồng không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Căn cứ Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015:

Căn cứ chấm dứt hợp đồng:

– Hợp đồng đã được hoàn thành;

– Theo thỏa thuận của các bên;

– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

– Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

– Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản;

– Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 423 – 426 Bộ luật Dân sự 2015:

Căn cứ huỷ bỏ hợp đồng:

– Vi phạm điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

– Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

– Trường hợp khác do luật quy định (như chậm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, tài sản bị mất, hư hỏng…)

Điều 407, 408 Bộ luật Dân sự 2015:

– Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

– Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;

– Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

– Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;

– Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

– Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

– Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;

– Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Hậu quả pháp lý Tương ứng với mỗi trường hợp chấm dứt hợp đồng khác nhau mà hậu quả pháp lý của mỗi trường hợp chấm dứt cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi hợp đồng bị chấm dứt, các bên sẽ dừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, ngoại trừ các nghĩa vụ về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hay thông báo ngay cho bên còn lại biết (trong trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng) … Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015:

– Khi huỷ bỏ hợp đồng, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hoặc thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

– Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

– Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

Điều 131 và Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015:

– Hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.

– Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Ví dụ A ký kết hợp đồng cho thuê nhà với B trong thời hạn 2 năm. Hết thời hạn trên, bên thuê đã thanh toán đủ số tiền thuê, các bên không có tranh chấp, không gia hạn thời hạn thuê thì hợp đồng đó sẽ chấm dứt do hợp đồng đã hoàn thành. Trong hợp đồng mua bán giữa A và B, bên mua là A có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên bán là B chậm giao hàng mà việc chậm giao hàng này làm cho mục đích sử dụng của hợp đồng không đạt được. Đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ. C nợ D 700 triệu đồng. Đến hạn trả nợ, do C không có tiền trả nợ, D đã gọi người đến nhà và đe dọa, ép buộc B phải viết hợp đồng mua bán với nội dung sẽ bán cho D chiếc ô tô Kia Morning với giá 100 triệu đồng. Theo đó, hợp đồng mua bán tài sản giữa C và D không đáp ứng điều kiện về tính tự nguyện để làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng này. Như vậy, C có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán chiếc ô tô giữa C và D là vô hiệu.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng theo quy định hiện nay

Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề Phân biệt chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết này