Hiện nay, Nhà nước ta ngày càng đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội trên mọi mặt đời sống, tinh thần, kinh tế, chính trị xã hội,… Một trong những biện pháp nhằm nâng cao tinh thần dân chủ của nhân dân là tố cáo, tố giác. Vì vậy, Luật Thành Đô chúng tôi xin mang đến cho bạn đọc câu trả lời về “Phân biệt tố cáo và tố giác” nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn chung và thống nhất về vấn đề này.

phân biệt tố cáo và tố giác
Phân biệt tố cáo và tố giác

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13;

Luật Tố cáo số 25/2018/QH14;

II. PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC

Việc phân biệt giữa tố cáo, tố giác rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa đối với các cá nhân trong xã hội. Qua sự phân biệt này, giúp cho họ có cái nhìn đúng và chính xác bản chất sự việc để có thể ra quyết định là đơn từ là tố giác hay tố cáo. Hơn nữa cũng tạo điều kiện dễ dàng cho các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền dễ dãng hơn trong việc quản lý hoạt động Nhà nước.

Tiêu chí Tố cáo Tố giác
Cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Khái niệm “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ’

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực;”

“Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”
Chủ thể thực hiện Chủ thể tố cáo là cá nhân, có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng, người bị tố cáo cũng phải có tên tuổi, địa chỉ, nội dung tố cáo phải chỉ rõ hành vi bị tố cáo. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật (vu khống) thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp Chủ thể thực hiện tố giác phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra. Tố giác là một hình thức cung cấp nguồn tin, dấu hiệu hay sự việc vi phạm pháp luật bằng cách báo cho cơ quan Nhà nước xem xét, làm rõ. Tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản; hành vi bị tố giác tội phạm phải được quy định trong Bộ luật Hình sự.

 

Hành vi vi phạm Tố cáo không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm pháp luật trong hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức vi phạm Có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015
Thời điểm phát sinh Sau khi công dân thực hiện quyền tố cáo. Mỗi công dân có quyền lựa chọn tố cáo hay không tố cáo một hành vi vi phạm bất kỳ Thời điểm phát sinh ngay khi công dân biết về tội phạm (khi tội phạm xảy ra). Đối với tố giác thì công dân bắt buộc phải tố giác nếu biết rõ về một tội phạm. Không có sự lựa chọn tố giác hay không tố giác
Phân loại, xử lý, giải quyết Tố cáo phải tuân theo trình tự, thủ tục do Luật Tố cáo và các quy phạm được quy định tại các luật, bộ luật (tố cáo trong lĩnh vực hình sự áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư 02/2005 để giải quyết) Việc giải quyết tố giác về tội phạm phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư 06/2013.
Thời hạn giải quyết Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày. Thời hạn giải quyết tố giác, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng).
Hậu quả pháp lý Nếu công dân khi biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức khác mà không tố cáo cho cơ quan nhà nước, cá nhân khác thì họ cũng không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý nào. Tố cáo là quyền của công dân Khi công dân biết rõ về một tội phạm đang chuẩn bị phạm tội, đang thực hiện phạm tội hoặc đã thực hiện mà không tố giác người phạm tội đó với cơ quan có thẩm quyền thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “không tố giác tội phạm”. Tố giác tội phạm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân.

Bài viết tham khảo:

Mua xe trả góp không thanh toán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn liên quan đến sự khác nhau giữa tố cáo và tố giác tội phạm. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919 089 888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (2 bình chọn)