Đại lý bảo hiểm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây được xem là chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về bảo hiểm cho doanh nghiệp. Khi tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm, doanh nhgiejep cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Vậy việc thành lập đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào? Trình tự, thủ tục thành lập được tiến hành theo qua bao nhiêu bước? Mời bạn tham khảo bài viết “Thành lập đại lý bảo hiểm” dưới đây của chúng tôi.

I. Căn cứ pháp lý

– Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung năm 2010;

– Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật kinh doanh bao hiểm và sửa đổi bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm;

– Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài Chính;

– Quyết định 27/2018/QĐ-TTG ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Thành lập đại lý bảo hiểm (ảnh minh họa)
Thành lập đại lý bảo hiểm (ảnh minh họa)

II. Đại lý bảo hiểm là gì?

2.1. Một số khái niệm

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung năm 2010: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”

Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.2. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm

Về Nội dung hoạt động, đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

– Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

– Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

– Thu phí bảo hiểm;

– Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

– Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

III. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm

Để thành lập đại lý bảo hiểm, các cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

3.1. Đối với cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm

Đối với các cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.

3.2. Đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm

Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;

– Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

* Lưu ý: Đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

3.3. Thủ tục đăng ký hoạt động đại lý bảo hiểm

Để tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm, cần tiến hành đăng ký hoạt động đai lý bảo hiểm theo các bước sau:

Bước 1. Tiến hành thành lập công ty có đăng ký ngành nghề hoạt động đại lý bảo hiểm

Doanh nghiệp tiến hành thủ tục thành lập công ty theo quy định của pháp luât, trong đó có đăng ký ngành nghề hoạt động đại lý bảo hiểm. Căn cứ theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, đăng ký mã ngành kinh doanh: 6622 – 66220: Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm. Trong đó bao gồm: Hoạt động của các đại lý và môi giới (trung gian bảo hiểm) bảo hiểm trong việc bán, thương lượng hoặc tư vấn về chính sách bảo hiểm.

Bước 2. Doanh nghiệp chuẩn bị chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho nhân viên đại lý bảo hiểm theo quy định và ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với các đơn vị kinh doanh bảo hiểm.

Sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp thành lập đại lý bảo hiểm có thể hoạt động (căn cứ theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và nghị định 73/2016/NĐ-CP). Tuy nhiên, khi hoạt động đại lý bảo hiểm cần chú ý một số nguyên tắc trong quá trình hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

5 ly do nen du dung dich vu phap ly cua luat thanh do scaled
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết liên quan:

Phân loại cổ phiếu trong công ty cổ phần

Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

Với các thông tin về việc “Thành lập đại lý bảo hiểm” mà Luật Thành Đô trình bày trên, hy vọng sẽ giúp ích cho Quý khách hàng. Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô.

Đánh giá bài viết này