Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tổ vụ án hình sự

Căn cứ vào khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 “ Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.” khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.

Như vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố là người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị hại. Tuy nhiên, không phải người đại diện hợp pháp nào cũng có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, mà phải là người đại diện hợp pháp của bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần và thể chất hoặc đã chết.

Quy định pháp luật về rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Quy định pháp luật về rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

Hậu quả pháp lý của rút yêu cầu khởi tố

Theo khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015 thì “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”

Như vậy, hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố là vụ án phải được đình chỉ, hậu quả pháp lý này được cụ thể hóa bằng việc đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án tùy theo giai đoạn.

Trong giai đoạn điều tra, nếu tội phạm thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu tự nguyện rút yêu cầu thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 230 BLTTHS năm 2015)

Trong giai đoạn truy tố, nếu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu tự nguyện rút yeu cầu thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án ( căn cứ khoản 1 Điều 24.tám. BLTTHS năm 2015

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu tự nguyện rút yêu cầu thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án ( điểm a khoản 1 Điều 2tám2 BLTTHS 2015)

BLTTHS 2015 không quy định cụ thể tòa án phải đình chỉ vụ án nếu tội phạm thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu mà người đã yêu cầu tự nguyện rút yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm và các giai đoạn tố tụng sau đó.

Trường hợp có căn cứ xác định được việc rút yêu cầu khởi tố là do cưỡng bức thì vụ án vẫn tiếp tục mà không bị đình chỉ. Nếu tòa án sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tòa án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại thì người đã yêu cầu khởi tố mới có cơ hội làm cho vụ án bị đình chỉ bằng việc rút yêu cầu khởi tố trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sơ thẩm lại.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tóa án đều có căn cứ trả hồ sơ bổ sung, hủy bản án để điều tra lại…

Thứ hai, về hậu quả pháp lý khác thì ngoài việc đình chỉ vụ án thì việc rút yêu cầu khởi tố còn dẫn đến hậu quả pháp lý như không được yêu cầu khởi tố lại và chịu án phí. Căn cứ vào khoản 3 Điều 155 “Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Bài viết cùng chủ đề:

Khi nào bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng

Tư vấn luật hình sự

Đánh giá bài viết này