Bài viết So sánh đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm

Khái niệm đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm

Điều 84 LKDBH: Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Điều 89 LKDBH: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm (cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm).

So sánh đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
So sánh đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm

So sánh đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm

*Giống nhau:

– Đều là trung gian, thực hiện việc thu xếp hợp đồng Bảo hiểm

– Đều có hưởng hoa hồng

– Đều phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, tư vấn khách hàng.

*Khác nhau:

Tiêu chí so sánh Đại lý bảo hiểm Môi giới bảo hiểm
Chủ thể thực hiện Tổ chức, cá nhân được DNBH ủy quyền Tổ chức kinh doanh độc lập
Đại diện  Đại lý bảo hiểm đại diện cho DNBH Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đại diện cho khách hàng
Hoạt động Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:

1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;

2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

3. Thu phí bảo hiểm;

4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

(Điều 85)

Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;

4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

(Điều 90)

Nguồn lợi nhuận Hoa hồng đại lý bảo hiểm

(Được quy định trong Hợp đồng đại lý bảo hiểm – Điều 87 Luật KDBH)

+ Hoa hồng môi giới bảo hiểm (Được tính trong phí bảo hiểm – Điều 91 Luật KDBH)

+ Hoa hồng từ khách hàng (nếu có thỏa thuận)

Cấp giấy phép Không quy định Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định tại Điều 62, Điều 63, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 và các điều 65, 66, 67, 68 và 69 của Luật KDBH.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Không quy định Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. (Điều 92 Luật KDBH)
Trách nhiệm Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm cuối cùng về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết với khách hàng. (Điều 88, Luật KDBH)

 

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật. (Điều 92, Luật KDBH)

Bài viết cùng chủ đề:

Nội dung và điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm

Đánh giá bài viết này