- Chuyên mục: Tư vấn luật lao động
- Ngày đăng: 11/03/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Trong quá trình lao động, người sử dụng lao động và người lao động rất dễ nảy sinh những mâu thuẫn. Và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, pháp luật quy định người lao động có quyền khiếu nại khi có đủ căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi của người sử dụng lao động trực tiếp vi phạm quyền lợi của họ.
Vậy đâu là những chủ thể có thẩm quyền giải quyết những khiếu nại về lao động? Luật Thành Đô xin tư vấn về vấn đề này như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Bộ luật lao động số 45/2019/QH14
– Nghị định số 24/2018/NĐ-CP Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp. hoạt động đưa người lao động Việt Na đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động
II. KHIẾU NẠI VỀ LAO ĐỘNG LÀ GÌ?
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
III. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ LAO ĐỘNG
3.1. Khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
Khiếu nại về an toàn, vệ sinh lao động là việc người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về an toàn, vệ sinh lao động xem xét lại quyết định, hành vi về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(Khoản 5 điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc trường hợp này gồm:
– Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
– Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
(không quá 30 ngày từ ngày thụ lý, không có 45 ngày từ ngày thụ lý đối với vùng sâu vùng xa và không quá 60 ngày với vụ việc phức tạp) mà khiếu nại không được giải quyết.
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
3.2. Khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là việc người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xem xét lại quyết định, hành vi về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(Khoản 3 điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
Người có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này gồm:
– Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
– Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết.
3.3. Khiếu nại về việc làm
Khiếu nại về việc làm là việc người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc làm xem xét lại quyết định, hành vi về việc làm của các tổ chức liên quan đến việc làm khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về việc làm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (Khoản 4 điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
Người có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này gồm:
– Người đứng đầu tổ chức dịch vụ việc làm (bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm); tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
– Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về việc làm khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết.
IV. QUYỀN KHỞI KIỆN TẠI TÓA ÁN CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI
* Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hơp sau:
– Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
– Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu chưa được giải quyết.
* Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau:
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
– Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.

Bài viết cùng chủ đề:
Xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Có những loại hợp đồng lao động nào ?
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919 089 888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn