Hiện nay nước ta là nền kinh tế đang phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ đó góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, cung cấp cho thị trường.

Như vậy, thủ tục để thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ được thực hiện như thế nào? Hồ sơ gồm những loại giấy tờ nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật Thành Đô gửi đến quý bạn đọc bài viết: Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ mới nhất.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Khoa học công nghệ năm 2013;

Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến quy hoạch năm 2018;

Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;

Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Nghị định 01/202/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;

Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;

Văn bản pháp luật khác có liên quan khác.

II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP

Theo Khoản 1 Điều 58 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 quy định:

1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm, hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Khoa học công nghệ năm 2013 và Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp khi thành lập phải đáp ứng những những điều kiện sau:

(1) Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức và quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp;

(2) Có năng lực thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

(3) Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ  (ảnh minh họa)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ (ảnh minh họa)

III. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT

Trước khi thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp cần lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được thành lập hợp pháp, doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại cơ quan Nhà nước nước có thẩm quyền.

3.1. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, giấy tờ, hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Trước tiên doanh nghiệp cần xác định:

– Loại hình doanh nghiệp: hiện nay theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 có 4 loại hình doanh nghiệp: (1) doanh nghiệp tư nhân; (2) công ty trách nhiệm hữu hạn; (3) công ty hợp danh; (4) công ty cổ phần;

– Đặt tên doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định việc đặt tên doanh nghiệp như sau:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu;

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành;

– Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);

– Ngành nghề kinh doanh;

– Vốn điều lệ của doanh nghiệp;

– Xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/cổ đông sáng lập doanh nghiệp.

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 26 Luật doanh nghiệp năm 2020, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức: Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ nêu tại mục Thành phần hồ sơ;

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.;

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

3.2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ bao gồm các bước sau:

Bước 1:

Doanh nghiệp hoặc cá nhân/tổ chức người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ tới cơ quan có thẩm quyền: Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hoặc nộp tại Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ Khoa học và công nghệ tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường hợp sau:

– Các kết quả khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe; hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông;

– Doanh nghiệp được thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập mà đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

– Doanh nghiệp có chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Hồ sơ được nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ bao gồm các loại giấy tờ nêu tại mục IV Thành phần hồ sơ;

Bước 2:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ;

Bước 3:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp cần mời chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Trong trường hợp Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của doanh nghiệp về Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan về tên, địa chỉ và danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đó.

IV. HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP, hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này 13/2019/NĐ-CP;

(2) Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:

– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

– Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;

– Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;

– Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;

– Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;

-Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.

(4) Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5 ly do nen du dung dich vu phap ly cua luat thanh do scaled
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ:

Trình tự thủ tục và hồ sơ giải thể công ty cổ phần

Vốn pháp định là gì? Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Trên đây là bài tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề: Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ mới nhất. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc, băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)