“Thành lập doanh nghiệp là gì?” Đó là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay bởi vì thế hệ trẻ ngày nay có nhiều người đam mê kinh doanh và muốn thành lập doanh nghiệp dành riêng cho mình. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu xem khái niệm cũng như ý nghĩ của việc thành lập doanh nghiệp nhé để bạn có những nhận thức chính xác hơn về doanh nghiệp nhé.

I. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Về góc độ kinh tế: thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật…

Về góc độ pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục pháp lý trên mặt giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền. Loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thủ tục và thời gian giải quyết sẽ khác nhau.

Thành lập doanh nghiệp là hướng đi mà đa số các start up trẻ ở Việt Nam đang hướng đến để mở rộng quy mô kinh doanh. Sau khi thành lập, các hoạt động kinh doanh của công ty sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty có thể huy động được nguồn vốn dễ dàng, sử dụng được nhiều lao động, mở ra nhiều cơ hội và nâng cao lợi nhuận từ việc kinh doanh hơn so với các hình thức nhỏ lẻ. Vậy theo quy định hiện hành, trình tự và thủ tục để thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Bài viết “Thủ tục thành lập mới doanh nghiệp năm 2021” của Luật Thành Đô sẽ chia sẻ đến quý khách hàng các bước, hồ sơ và thủ tục để thành lập doanh nghiệp mới nhất theo Luật doanh nghiệp 2020.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định số 122/2020/NĐ-CP về liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh;

– Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;

– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam;

– Các văn bản pháp luật có liên quan.

Thành lập doanh nghiệp là gì?
Dịch vụ trọn gói thành lập doanh nghiệp liên hệ Luật Thành Đô

III. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Trước khi tiến hành các thủ tục để thành lập doanh nghiệp, khách hàng cần chuẩn bị một số thông tin cần thiếu như sau:

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty: Quý khách hàng cần hiểu rõ các đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, từ đó lựa chọn và xác định loại hình phù hợp nhất cho công ty của mình.

Quý khách hàng có thể dựa vào một số yếu tố để cân nhắc lựa chọn loại hình công ty phù hợp như: Trách nhiệm pháp lý, thuế, vốn, thành viên, khả năng chuyển nhượng,… Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

Đặt tên cho công ty: tên công ty cần ngắn gọn, dễ nhớ, không bị trùng lặp hoặc dễ gây hiểu nhầm với các đơn bị đã thành lập trước đó. Quý khách hàng có thể kiểm tra xem tên công ty của mình có bị trùng lặp hay không qua Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Xác định địa chỉ làm trụ sở chính của công ty: Trụ sở chính của công ty phải là địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại.

Xác định vốn điều lệ của công ty: Vốn điều lệ được đóng góp bởi thành viên, cổ đông hoặc cam kết sẽ góp trong thời hạn đã thỏa thuận và được ghi vào điều lệ của công ty.

– Xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật của công ty: Các chức danh có thể đứng người đại diện theo pháp luật bao gồm: Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty;

Xác định ngành nghề kinh doanh: Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập doanh nghiệp là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

IV. TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP MỚI DOANH NGHIỆP NĂM 2021

Doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thành lập mới công ty theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập mới.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo một trong ba phương thức sau đây:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

– Nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải có văn bản thông báo về nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký doanh nghiệp thì cần có văn bản thông báo và nêu rõ lí do cho người thành lập doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính.

liên hệ luật sư tư vấn pháp luật
liên hệ luật sư tư vấn pháp luật

V. HỒ SƠ THÀNH LẬP MỚI DOANH NGHIỆP NĂM 2021

Hồ sơ thành lập mới công ty năm 2021 tương ứng với từng loại hình khác nhau sẽ có các quy định về hồ sơ khác nhau, cụ thể:

5.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

5.2. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách thành viên.

(4) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

5.3. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách thành viên.

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

5.4. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Trường hợp người thành lập doanh nghiệp không trực tiếp tiến hành nộp hồ sơ thành lập mới công ty mà ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục, doanh nghiệp nộp kèm hồ sơ văn bản ủy quyền cho người khác để tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp vào bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trực tiếp tiến hành thủ tục.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2021 mà Luật Thành Đô đã chia sẻ với Quý khách hàng. Trong quá trình tham khảo và thực hiện nếu còn các thắc mắc liên quan Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được giải đáp nhanh chóng và chính xác.

VI. Ý NGHĨA CỦA THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Đối với nhà nước: Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh (ĐKKD) thể hiện sự bảo hộ của nhà nước bằng pháp luật đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh nói chung và các chủ doanh nghiệp nói riêng. ĐKKD giúp nhà nước nắm bắt được các yếu tố kinh doanh, từ đó đưa ra các chính sách, biện pháp kịp thời và hợp lý. Có như vậy mới đảm bảo được một nền kinh tế hiện đại nhưng vẫn luôn bám sát đường lối, chủ trương của nhà nước đề ra.

Đối với chủ thể doanh nghiệp: Được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền tiến hành đăng ký kinh doanh dưới sự bảo vệ của luật pháp. Với việc pháp luật thừa nhận thành lập doanh nghiệp, nghĩa là từ nay doanh nghiệp có cơ sở pháp lý chắc chắn để yêu cầu nhà nước đảm bảo các quyền lợi chính đáng của mình để có thể yên tâm kinh doanh.

Đối với xã hội: công khai với cộng đồng và xã hội về sự tồn tại của doanh nghiệp mình. Đó cũng chính là các quảng cáo hiệu quả nhằm tìm kiếm đối tác và khách hàng.

Đối với kinh tế: Khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có tư cách là một thành viên trong thành phần kinh tế và góp phần cho sự phát triển của cả đất nước.

Như vậy, thành lập doanh nghiệp không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho người sáng lập lên doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo trật tự quản lý cũng như sự phát triển cho đất nước. Chính vì vậy, có thể nói thành lập doanh nghiệp vừa là nhu cầu tất yếu vừa là đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Tham khảo thêm các bài viết tư vấn doanh nghiệp khác tại chuyên mục: TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Thành Đô về Thành lập doanh nghiệp, nếu còn khó khăn hay vướng mắc trong quá trình thành lập doanh nghiệp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ trọn gói của Luật Thành Đô vui lòng liên hệ hotline: 0919 089 888 để được luật sư tư vấn miễn phí.

5/5 - (3 bình chọn)