Năm 2020 là một năm khó khăn đối với các ngành nghề kinh doanh đặc biệt là ngành nghề du lịch, giải trí, dịch vụ,…do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu theo diện công vụ, ngoại giao, chuyên gia vào làm việc. Tổng cục Thống kê công bố lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2020 đạt 163.000 lượt, tăng gần 17% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm gần 99% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế.

Điều này khiến các công ty du lịch với nguồn lợi nhuận chủ yếu dựa vào du khách quốc tế đứng trước nguy cơ đóng cửa hoặc hoạt đồng cầm chừng. Chính vì vậy, thời điểm này nhiều công ty lữ hành chấm dứt hoạt động và trả lại giấy phép cho nhà nước để rút tiền ký quỹ. Trong bài viết này Luật Thành Đô xin giới thiệu thủ tục “Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế”.

Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ

Luật đầu tư năm 2020

Luật doanh nghiệp năm 2020

Luật du lịch năm 2017;

Luật doanh nghiệp năm 2020;

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định số 122/2020/NĐ-CP về liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh;

Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;

Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam;

Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành;

Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;

Văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ

Khoản 1 Điều 36 Luật du lịch quy định các trường hợp bị thu hồi giấy phép lữ hành quốc tế như sau:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;

b) Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này;

c) Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;

d) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;

đ) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;

e) Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;

g) Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;

h) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Cũng theo Điều 36 – Luật này, Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại trường hợp b và c nêu trên chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 6 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực.

Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại các trường hợp d, đ, e, g và h nêu trên chỉ được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Bài viết mới về giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: luatthanhdo.com/thu-tuc-xin-cap-giay-phep-kinh-doanh-lu-hanh-quoc-te

III. THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP BỊ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, GIẢI THỂ HOẶC PHÁ SẢN

3.1. Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hồ sơ bao gồm:

– Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL

– Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.

3.2. Trường hợp doanh nghiệp giải thể

Hồ sơ bao gồm:

– Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL

– Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.

– Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp – nếu doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp.

– Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án – nếu doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp.

3.3. Trường hợp doanh nghiệp phá sản

Hồ sơ gồm:

– Quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản

– Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp

xin giay phep kinh doanh lu hanh quoc te
Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

IV. THỦ TỤC THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH VÀ RÚT TIỀN KÝ QUỸ

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Cơ quan thực hiện: Vụ Lữ hành, Tổng cục du lịch.

Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 2: Xử lý hồ sơ, ra quyết định

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Được công bố trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục du lịch. Và công bố trên trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Bước 3: Hoàn trả tiền ký quỹ

Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục du lịch và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Lệ phí nhà nước: Không

Kết quả thực hiện: Quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Lưu ý:

Trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch: Tổng cục du lịch có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch: Tổng cục du lịch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô

Bài viết tham khảo:

Điều kiện cấp giấy phép lữ hành quốc tế

Trên đây là những thông tin cơ bản về Thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh, giải thể hoặc phá sản. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô – đơn vị cung cấp dịch vụ xin cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

5/5 - (1 bình chọn)