- Chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp
- Ngày đăng: 03/05/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Kinh doanh đồ uống đang là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến hiện nay. Với những quán cafe, quán trà sữa ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh với nhu cầu muốn thay đổi hay bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh đồ uống các tổ chức, cá nhân vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục bổ sung kinh doanh đồ uống. Bởi vậy, công ty Luật Thành Đô trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài viết: “Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống.”
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;
II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG
Để tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật:
– Phải có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp;
– Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh
– Phải có sự chấp thuận của hội đồng thành viên hoặc hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp về việc bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh đồ uống.
III. NHÓM MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG
Khi tiến hành đăng kí thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống, chủ doanh nghiệp cần lưu ý đã các nhóm mã ngành liên quan đến kinh doanh đồ uống. Dưới đây, công ty Luật Thành Đô đưa ra một sô nhóm mã ngành liên quan đến kinh doanh đồ uống
Căn cứ vào Phụ lục II Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành kinh doanh đồ uống gồm: Bán buôn đồ uống loại có chứa cồn và không chứa cồn; Bán buôn rượu mạnh; Bán buôn rượu vang; Bán buôn bia; Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu; Rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn; Bán buôn đồ uống nhẹ không chứa cồn, ngọt… nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai. Cụ thể:
Đối với mã 4633: Buôn bán đồ uống. Nhóm này gồm: Bán buôn đồ uống loại có chứa cồn và không chứa cồn.
– 46331: Bán buôn đồ uống có cồn. Gồm:
+ Bán buôn rượu mạnh;
+ Bán buôn rượu vang;
+ Bán buôn bia.
+ Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu;
+ Rượu vang và bia có chứa cồn ở nồng độ thấp hoặc không chứa cồn.
Loại trừ: Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 11010 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang).
– 46332: Bán buôn đồ uống không có cồn. Gồm
+ Bán buôn đồ uống nhẹ không chứa cồn, ngọt, có hoặc không có ga như: coca cola, pepsi cola, nước cam, chanh, nước quả khác…;
+ Bán buôn nước khoáng thiên nhiên hoặc nước tinh khiết đóng chai khác
Loại trừ:
+ Bán buôn nước rau ép, nước quả ép được phân vào nhóm 46323 (Bán buôn rau, quả);
+ Bán buôn đồ uống có thành phần cơ bản là sữa được phân vào nhóm 46326 (Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột);
+ Bán buôn các sản phẩm cà phê và chè được phân vào nhóm 46324 (Bán buôn cà phê) và nhóm 46325 (Bán buôn chè);
+ Bán buôn rượu vang và bia không chứa cồn được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn).
*Lưu ý:
– Khi thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà không có trong hệ thông ngành kinh tế Việt Nam mà được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì khi ghi mã ngành nghề kinh doanh thì phải ghi theo quy định trong các văn bản pháp luật đó.
IV. THỦ TỤC BỔ SUNG THÊM MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG
4.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (về bổ sung ngành nghề kinh doanh)
– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp
– Bản sao giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (nếu có)
– Giấy uỷ quyền (nếu có)
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền (nếu có)_
4.2. Thủ tục thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Chủ doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã đề cập trên. Sau đó tiến hành nộp tại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2. Thẩm định hồ sơ và nhận kết quả
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch đầu tư tiến hành cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp
Trường hợp hồ sơ còn thiếu xót, phòng đăng kí kinh doanh sẽ có thông báo cụ thể để doanh nghiệp điều chỉnh, sửa đổi hồ sơ hợp lệ.
Bước 3. Thông báo thông tin thay đổi doanh nghiệp
Sau khi nhận được Giấy xác nhận về thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo về việc thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 4. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Khi thực hiện thu tục bổ sung ngành nghề doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì mới có thể bắt đầu kinh doanh ngành nghề này.
Thủ tục thực hiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm quý bạn đọc có thể tham khảo trên trang web của công ty Luật Thành Đô.
Bài viết liên quan:
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm
Trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp
Không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm bị phạt như thế nào?
Trên đây là một số tư vấn của công ty Luật Thành Đô liên quan đến “Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh đồ uống.” Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm khi đến với Luật Thành Đô Quý khách sẽ được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc về pháp luật.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn