- Chuyên mục: Tin tức, Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 02/12/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Công chức thực hiện nhiệm vụ khai hải quan cần có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan do cơ quan có thẩm quyền cấp mới có thể thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến khai hải quan. Nghiệp vụ khai hải quan đảm bảo cho các công chức hải quan có đủ kiến thức nghiệp vụ để thực hiện công việc chính xác và đúng luật. Vậy việc cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được thực hiện như thế nào, những trường hợp nào được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết về “Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan”.
I. Cơ sở pháp lý
Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;
Thông tư số 22/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan

II. Cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
2.1. Các trường hợp được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
Hoạt động hải quan bao gồm các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu,cũng như kiểm tra phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu…Khai hải quan là một trong những hoạt động hải quan, công chức hải quan phải có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan thì mới có thể tiến hành các công việc khai hải quan.
Theo Điều 4 Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan (được sửa đổi bởi Thông tư số 22/2019/TT-BTC) thì những trường hợp được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan bao gồm:
– Người có 03 môn thi đạt yêu cầu theo quy định, cụ thể môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt điểm từ 50 điểm trở lên chấm theo thang điểm 100. Người thi được bảo lãnh kết quả thi nếu trong các môn thi có môn không đạt yêu cầu thì môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu kết quả đến các kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo nhưng không quá 01 năm kể ngày ghi trên Giấy chứng nhận điểm thi.
– Công chức hải quan giữ ngạch kiểm tra viên hải quan có 09 (chín) năm công tác liên tục hoặc kiểm tra viên chính hoặc kiểm tra viên cao cấp sau khi chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
2.2. Cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan:
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan (được sửa đổi bởi Thông tư số 22/2019/TT-BTC) thì thời hạn và hồ sơ cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan như sau:
– Đối với người có 03 môn thi đạt yêu cầu theo quy định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư 12/2015/TT-BTC.
– Đối với công chức hải quan giữ ngạch kiểm tra viên hải quan có 09 (chín) năm công tác liên tục hoặc kiểm tra viên chính hoặc kiểm tra viên cao cấp sau khi chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc:
+ Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác, cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan có Đơn đề nghị theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 12/2015/TT-BTC gửi Tổng cục Hải quan và gửi kèm 01 ảnh màu 3x4cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ có ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau của ảnh.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin về hồ sơ cán bộ lưu giữ tại Tổng cục Hải quan, đối chiếu với điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2015/TT-BTC để xem xét việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 12/2015/TT-BTC hoặc có văn bản trả lời và nêu rõ lý do đối với trường hợp không đủ điều kiện.
Như vậy, đối với những người muốn được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan thì sẽ cần thi các môn điều kiện và đạt số điểm yêu cầu hoặc Công chức hải quan giữ ngạch kiểm tra viên hải quan có 09 (chín) năm công tác liên tục hoặc kiểm tra viên chính hoặc kiểm tra viên cao cấp sau khi chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn nhất định.

Bài viết cùng chủ đề:
Giấy phép con gì là? Khi nào cần phải xin giấy phép con?
Điều kiện và thủ tục xin chứng chỉ hành nghề dược
Trên đây, là bài viết của Luật Thành Đô về “Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan”. Đến với Luật Thành Đô, Quý khách sẽ được tư vấn chi tiết và đồng hành trong suốt quá trình hoạt động của Công ty.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn