Giấy phép đầu tư ra nước ngoài là giấy phép được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài có những ưu điểm lớn từ mở rộng thị trường, tăng khả năng khai thác ở các thị trường mới tiềm năng, tiếp cận công nghệ mới từ nước ngoài, tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đây cũng là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế Việt Nam…

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm hiểu về giấy phép đầu tư nước ngoài, công ty Luật Thành Đô giới thiệu bài viết: “Thủ tục cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài” được cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành (luật đầu tư 2020 – có hiệu lực từ 1/1/2021).

giấy phép đầu tư ra nước ngoài Luật Thành Đô
Giấy phép đầu tư ra nước ngoài Luật Thành Đô

1. Giấy phép đầu tư ra nước ngoài là gì ?

Giấy phép đầu tư ra nước ngoài là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam sang nước ngoài, sử dụng lợi nhuận có được từ vốn đầu tư này để tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài. Khi các nhà đầu tư này đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài do pháp luật quy định.

Theo quy định tại luật đầu tư 2020 (điều 52), hiện tại có 4 hình thức đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức này, cụ thể:

– Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

– Nhà đầu tư được tiến hành đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

– Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

– Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

– Ngoài ra nhà đầu tư có cũng có thể lựa chọn hình thức đầu tư khác (nếu có) theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

2. Văn bản pháp luật hiện hành quy định về giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Luật đầu tư 2020 (Có hiệu lực từ 1/1/2021)

Nghị định 118/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 27/12/2015) Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư

Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT (có hiệu lực ngày 1/12/2018) Hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Thông tư số 09/2019/TT-BKHĐT (có hiệu lực ngày 16/9/2019) Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của các thông tư liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước và hệ thống thông tin báo cáo của bộ kế hoạch và đầu tư

Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật nước tiếp nhận đầu tư

3. Điều kiện cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

dịch vụ trọn gói xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
Dịch vụ trọn gói xin cấp Giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Để được cấp giấy phép nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, Hoạt động đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư thực hiện phải phù hợp với nguyên tắc chung quy định tại điều 51 Luật đầu tư 2020

Thứ 2, Điều kiện về ngành nghề đầu tư ra nước ngoài

– Ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài (các chất ma túy quy định tại phụ lục luật đầu tư 2020, kinh doanh pháo nổ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ,….). Các ngành nghề cấm đầu tư được quy định cụ thể tại điều 6 Luật đầu tư 2020.

Tham khảo bài viết: Các ngành nghề cấm đầu tư

– Khi xin cấp giấy phép đầu tư nước ngoài nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (tại điều 54)

Các ngành nghề đầu tư có điều kiện gồm: bảo hiểm; chứng khoán; báo chí phát thanh truyền hình; Kinh doanh bất động sản.

Thứ 3, Điều kiện thứ 3 là nhà đầu tư phải có cam kết tự mình thu xếp ngoại tệ hoặc cần phải có cam kết thu xếp ngoại tệ để tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.

Thứ 4, Đã có quyết định đầu tư ra nước ngoài

Quyết định đầu tư ra nước ngoài được quy định cụ thể tại điều 59 Luật đầu tư:

Điều 59. Quyết định đầu tư ra nước ngoài

1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.


Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Thứ 5, Điều kiện về nghĩa vụ nộp thuế

4. Giấy phép đầu tư ra nước ngoài – Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Để được cấp giấy phép đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, thành phần hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài; (đề nghị cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài)

– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

– Quyết định đầu tư ra nước ngoài (được quy định tại điều 59 Luật đầu tư);

– Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng.

(Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép).

Tư vấn thành phần hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
Tư vấn thành phần hồ sơ đầu tư ra nước ngoài

5. Quy trình xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Quy trình cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài gồm các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ Kế hoạch và đầu tư

(Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê)

Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

Số lượng hồ sơ: 3 bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 2. Đăng ký

Sau khi nộp hồ sơ, nhà đầu tư đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Chú ý: Hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi có đầy đủ đầu mục tài liệu theo quy định và đã được đăng ký trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy phép đầu tư nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi cấp giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.

6. Hình ảnh mẫu giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Hình ảnh mẫu giấy phép đầu tư ra nước ngoài
Hình ảnh mẫu giấy phép đầu tư ra nước ngoài

7. Giấy phép đầu tư ra nước ngoài – Lưu ý khi xin cấp giấy phép

7.1. Đối với những dự án đầu tư cần chấp thuận chủ trương đầu tư

Những quy định về điều kiện, hồ sơ và thủ tục trên là quy định đối với những dự án đầu tư thông thường. Đối với các dự án đầu tư cần chấp thuận chủ trương đầu tư dưới đây, trước khi xin cấp giấy phép đâu tư ra nước ngoài nhà đầu tư cần được chấp thuận chủ trương đầu tư. Thẩm quyền và thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với doanh nghiệp muốn xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp đặc biệt được trình bày cụ thể dưới đây:

7.1.1. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

– Quốc Hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên; Dự án có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

– Thủ tướng Chính phủ quyết định – Trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc Hội như trên, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Trên đây là thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư cần chú ý trước khi xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

7.1.2. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

Để tiến hành xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư như trên, cần tiến hành các bước sau:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định để tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

7.2. Chú ý ngành nghề cấm đầu tư và ngành nghề đầu tư có điều kiện khi xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Các ngành nghề cấm đầu tư:

Nhà đầu tư xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài cần chú ý các ngành nghề cấm đầu tư quy định mới nhất tại Luật Đầu tư 2020:

– Các chất ma túy cấm đầu tư kinh doanh (Phụ lục I)

– các loại hóa chất, khoáng vật cấm đầu tư (Phụ lục II)

– Mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên cấm đầu tư ( tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp)

– Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III)

– Cấm đầu tư kinh doanh mại dâm;

– Cấm đầu tư Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Cấm Kinh doanh pháo nổ và dịch vụ đòi nợ thuê

Các ngành nghề đầu tư có điều kiện: Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Báo chí, phát thanh, truyền hình; Kinh doanh bất động sản.

Trên đây là các ngành nghề cấm đầu tư và đầu tư có điều kiện, các nhà đầu tư cần chú ý trước khi xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài

8. Những việc cần phải làm sau khi được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

8.1. Mở tài khoản

Sau khi được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần tiến hành triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài, cụ thể là mở tài khoản:

Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối

Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và giao dịch từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư theo quy định pháp luật về ngoại hối.

8.2. Chuyển vốn

Hoạt động chuyển vốn là hoạt được thực hiện sau khi được cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Cấn đáp ứng các điều kiện:

– Đã được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

– Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận chấp thuận hoặc được cấp phép.

Lưu ý: Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, thì nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư

– Nhà đầu tư có tài khoản chuyển vốn.

9. Đơn vị cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý, đáp ứng nhu cầu của nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Công ty Luật Thành Đô là đơn vị cung cấp dịch vụ trọn gói xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài.

Dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Luật Thành Đô:

– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đầu tư ra nước ngoài

– Soạn thảo hồ sơ hợp lệ;

– Thay mặt nhà đầu tư liên hệ với cơ quan nhà nước làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

– Nhận và bàn giao kết quả (Giấy phép đầu tư ra nước ngoài) cho nhà đầu tư

– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển tiên từ nước ngoài vào Việt Nam của các nhà đầu tư.

– Liên hệ, phố hợp với tổ chức hành nghề luật của nước mà nhà đầu tư Việt Nam đầu tư thực hiện dự án đầu tư;

– Tham gia giải quyết các giao dịch quốc tế giữa nhà đầu tư Việt Nam và các đối tác.

– Tư vấn pháp lý thường xuyên liên quan đến hoạt động đầu tư của Nhà đầu tư.

Tham khảo chuyên mục: Tư vấn đầu tư

Website: Luatthanhdo.com

Thông tin liên hệ:

Công ty Luật Thành Đô

Giám đốc – Luật sư. NGUYỄN LÂM SƠN

Hotline: 0919 089 888

Địa chỉ: Lô 03 – Khu B3 – Shophouse 24h – Đường Tố Hữu – Thành phố Hà Nội

10. Những câu hỏi thường gặp về giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Giấy phép đầu tư ra nước ngoài là gì ?

Giấy phép đầu tư ra nước ngoài là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam sang nước ngoài, sử dụng lợi nhuận có được từ vốn đầu tư này để tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài. Khi các nhà đầu tư này đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài do pháp luật quy định.

Nộp hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài ở đâu ?

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

Dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài

Công ty Luật Thành Đô cung cấp dịch vụ trọn gói xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài, điều chỉnh giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
Liên hệ luật sư tư vấn (miễn phí): 0919.089.888

5/5 - (19 bình chọn)