Chia tách dự án đầu tư là việc nhà đầu tư chia dự án đầu tư đang thực hiện thành hai hay nhiều dự án đầu tư nhỏ hơn. Tuy nhiên, để thực hiện việc chia tách dự án đầu tư nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Nhằm mục địch hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục chia tách dự án đầu tư, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Thủ tục chia tách dự án đầu tư”.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thủ tục chia tách dự án đầu tư
Thủ tục chia tách dự án đầu tư

II. ĐIỀU KIỆN CHIA TÁCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Căn cứ khoản 2 điều 50 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định:

2. Việc chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Các điều kiện sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có) và điều kiện khác theo quy định của pháp luật;

b) Không được thay đổi điều kiện của nhà đầu tư (nếu có) tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện việc chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư;

Theo đó, nhà đầu tư muốn chia tách dự án đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Đáp ứng các sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có) và điều kiện khác theo quy định của pháp luật;

– Việc chia tách không được làm thay đổi điều kiện của nhà đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.

Bên cạnh đó, khi nhà đầu tư nộp hồ sơ chia tách dự án đầu tư, Cơ quan có thẩm quyền vẫn sẽ xem xét thêm các nội dung khác như mục tiêu hoạt động, quy mô dự án, tiến độ thực hiện của dự án,… để có thể quyết định có hay không cho phép chia, tách dự án đầu tư.

III. THỦ TỤC CHIA TÁCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. Hồ sơ chia tách dự án đầu tư

Căn cứ khoản 3 điều 50 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP thì hồ sơ chia tách dự án đầu tư bao gồm các thành phần sau:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chia tách dự án đầu tư;

– Quyết định của nhà đầu tư về việc chia tách dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương (ví dụ: quyết định của ĐHĐCĐ, HĐTV về chia tách dự án,…);

– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư như CMND/CCCD/Hộ chiếu/đăng ký kinh doanh;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); bản sao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư (nếu có);

– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung khác (nếu có);

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính

+ Đề xuất dự án đầu tư

+ Hợp đồng BCC đối với dự án BCC

+ Giải trình công nghệ (nếu có)

– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.

3.2. Trình tự thực hiện chia tách dự án đầu tư

Căn cứ khoản 3 điều 50 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP thì trình tự chia tách dự án đầu tư được thực hiện như sau:

– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ, nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ nêu trên cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ nêu trên cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính

– Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ nêu trên cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

– Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ với thành phần nêu trên cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét các điều kiện chia tách, sáp nhập dự án đầu tư để thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho nhà đầu tư.

Lưu ý: Đối với những dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thì tùy thuộc quy mô cũng như thực tế hoạt động của từng dự án nhất định, Cơ quan đăng ký đầu tư có thể yêu cầu nhà đầu tư thực hiện chia tách dự án theo thủ tục điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết liên quan:

Cách sáp nhập dự án đầu tư

chuyển nhượng dự án đầu tư có chấp thuận chủ trương

chuyển nhượng dự án đầu tư

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về thủ tục chia tách dự án đầu tư. Nếu Quý độc giả còn có bất cứ vướng mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết này