- Chuyên mục: TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- Ngày đăng: 07/12/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp cũng vì thế mà mở rộng thị trường của mình ra nhiều nước trên thế giới. Kiểu dáng công nghiệp là một trong những tài sản quan trọng để các doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình.
Do đó, vấn đề đăng kí kiểu dáng công nghiệp quốc tế là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn về thủ tục đăng kí kiểu dáng công nghiệp quốc tế, công ty Luật Thành Đô trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài viết: “Thủ tục đăng kí kiểu dáng công nghiệp quốc tế”.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009;
– Thoả ước Lahay.
II. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÍ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM CÓ BẢO HỘ TẠI NƯỚC NGOÀI KHÔNG
Trước sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu bảo vệ tài sản trí tuệ trong đó có bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp tăng cao, số lượng đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam ngày càng lớn.
Các doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng kí bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được áp dụng theo nguyên tắc lãnh thổ, tức khi doanh nghiệp đăng kí tại quốc gia nào thì sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đá.
Do đó khi nộp đơn đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam thì sẽ chỉ được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hơp, doanh nghiệp muốn bảo hộ ngoài lãnh thổ Việt Nam phải đănng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế hoặc đăng kí tại từng nước cụ thể mà doanh nghiệp muốn bảo hộ.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐĂNG KÍ BẢO HỘ QUỐC TẾ
Hiện nay có ba hình thức đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp để lựa chọn hình thức phù hợp
3.1. Đăng kí theo từng quốc gia
Các doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp đối với từng quốc gia mà doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình trên lãnh thổ quốc gia đó.
Tuy nhiên, cách thức đăng kí này có những ưu điểm và hạn chế chế nhất định:
– Ưu điểm: Phù hợp với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài
– Nhược điểm:
+ Phải tuân thủ theo các quy định, thủ tục của từng quốc gia;
+ Phải dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau;
+ Chi phí tốn kém và tốn nhiều thời gian.
3.2. Đăng kí theo kênh khu vực
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình trong một nhóm các quốc gia đều là thành viên của hiệp ước nhất định thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đăng kí trên và chỉ cần thực hiện nộp đơn đăng kí duy nhất ở cơ quan sở hữu trí tuệ của khu vực đó. Một số cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực như:
– Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO) để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg;
– Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAP) để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp.
– Cơ quan Sở hữu công nghiệp Khu vực châu Phi (ARIPO) để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại các nước châu Phi nói tiếng Anh;
– Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO) để bảo hộ kiểu dáng tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg;
3.3. Đăng kí theo thoả ước Lahay
Đăng kí theo thoả ước Lahay có thể được coi là hình thức đăng kí kiểu dáng công nghiệp quốc tế hữu hiệu nhất giúp cho các doanh nghiệp khắc phục được một số hạn chế của hình thức đăng kí bảo hộ quốc gia và đăng kí bảo hộ khu vực.
Bởi hiện nay, có trên 90 quốc gia trên thế giới tham gia hiệp ước Lahay tính đến năm 2020, khi các doanh nghiệp đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo thoả ước Lahay chỉ cần đăng kí tại văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì sẽ được bảo hộ trong toàn bộ quốc gia tham gia thoả ước này.
IV. THỦ TỤC ĐĂNG KÍ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ – THEO THOẢ ƯỚC LAHAY
Như đã nêu tại mục III của bài viết, có ba hình thức đăng kí kiểu dáng công nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, hình thức thứ ba – đăng kí theo thoả ước Lahay là hình thức có nhiều ưu điểm nhất, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng kí bảo hộ kiểu dạng công nghiệp. Do vậy trong phạm vi bài viết này, công ty Luật Thành Đô tập trung vào nội dung thủ tục đăng kí bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế theo thoả ước Lahay
4.1. Chủ thể đăng kí
Cá nhân, tổ chức muốn đăng kí theo thoả ước Lahay phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Là Công dân của các Nước Thành viên
– Những người không phải là công dân của bất kỳ Nước Thành viên nào, cư trú hoặc có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của Nước Thành viên đều có thể đăng ký các kiểu dáng tại Văn phòng quốc tế.
Việt Nam là một nước thành viên của thoả ước Lahay, do đó, tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đều có thể nộp đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp trực tiếp cho văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO hoặc thông qua Cục Sở hữu trí tuệ
4.2. Tài liệu cần chuẩn bị
– Tờ khai đơn phải bao gồm:
+ Danh sách các Nước Thành viên nơi người nộp đơn yêu cầu đơn đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực;
+ Chỉ rõ sản phẩm hoặc các sản phẩm dự định mang kiểu dáng;
+ Chỉ rõ ngày, nước Thành viên, và số đơn làm phát sinh quyền ưu tiên, nếu người nộp đơn yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp: Nếu đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng được nộp trong vòng sáu tháng kể từ ngày đơn đầu tiên đăng ký cùng kiểu dáng đó được nộp tại một Nước Thành viên của Liên minh quốc tế về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, và nếu đơn đăng ký quốc tế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, thì ngày ưu tiên sẽ là ngày nộp đơn đầu tiên.
– Một số ảnh hoặc các hình vẽ khác của kiểu dáng.
– Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 Thoả ước Lahay, có một số thông tin cụ thể khác có thể được quy định tại Quy chế, tờ khai đơn có thể bao gồm cả:
+ Phần mô tả ngắn gọn về những đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng;
+ Tuyên bố về tác giả thực sự của kiểu dáng;
+ Yêu cầu hoãn công bố theo quy định tại Điều 6 của thoả tước.
4.2. Thủ tục đăng kí kiểu dáng công nghiệp theo thoả ước Lahay
Đối với việc thực hiện nộp đơn trực tiếp đến Văn phòng quốc tế.
Cách 1: Tổ chức, cá nhân đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến tại https://www.wipo.int/hague/en/e-filing.html . Sau đó, nhập các thông tin theo yêu cầu, thanh toán phí và nộp đơn như đã đề cập tại mục 4.1
Cách 2: Tổ chức, cá nhân đăng kí nộp hồ sơ trực tiếp tại WIPO hoặc gửi qua bưu điện. Hồ sơ tương tự như mục 4.1
Đối với việc thực hiện nộp đơn gián tiếp qua Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 1: Người nộp đơn chuẩn bị tài liệu như mục 4.1. Sau đó, nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ và nộp phí chuyển đơn.
Bước 2: Nhận thông báo phí từ Cục sở hữu trí tuệ và tiến hành nộp phí cho văn phòng quốc tế
Bước 3. Cục Sở hữu trí tuệ hoàn thiện hồ sơ và gửi tới Văn phòng quốc tế
*Lưu ý: Hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh.
Bài viết cùng chủ đề:
Thủ tục chuyển nhượng văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trên đây là một số tư vấn của công ty Luật Thành Đô liên quan đến “Thủ tục đăng kí kiểu dáng công nghiệp quốc tế”. Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tin tưởng sẽ làm hài lòng Qúy khách hàng.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn