- Chuyên mục: Tư vấn đầu tư
- Ngày đăng: 20/10/2021
- Tác giả: Ban biên tập
Hình thưc hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể đầu tư theo nhiều hình thức, trong đó đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là hợp đồng BCC). Vậy thủ tục này được Luật đầu tư năm 2020 quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Thành Đô sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ chi tiết về thủ tục này.
Dịch vụ giấy chứng nhận đầu tư giá rẻ: Liên hệ 0919 089 888
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật Đầu tư năm 2020;
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Công văn 8909/BKHĐT-PC ngày 31/12/2020 về triển khai thi hành Luật Đầu tư 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BCC
2.1. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là gì?
Theo Điều 21 Luật đầu tư năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam có thể thực hiện theo các hình thức đầu tư như sau: (1) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; (2) Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; (3) Thực hiện dự án đầu tư; (4) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; (5) Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Trước đây, hình thức đầu tư theo Hợp đồng BCC được ghi nhận tại Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, còn theo Luật Đầu tư 2005 ra đời, hợp đồng hợp tác kinh doanh áp dụng chung cho các nhà đầu tư, không phân biệt quốc tịch của họ.
Theo đó, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Tiếp đến, theo Luật Đầu tư 2014 thì “Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Hiện nay, Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021, tại Điều 29 Luật đầu tư năm 2020, quy định Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.
2.2. Nội dung hợp đồng BCC
Theo Điều 28 Luật đầu tư, thì nội dung hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Chủ thể ký kết hợp đồng BBC bao gồm các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài
– Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, dựa trên các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng.
– Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài: được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư.
– Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư.
Để thực hiện hợp đồng BCC các bên tham gia hợp đồng BCC phải thành lập ban điều phối đồng thời các bên sẽ thỏa thuận về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối.
Theo Điều 28 Luật đầu tư 2020 thì nội dung hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài những thỏa thuận mà hai bên đã ký kết trong hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các nhà đầu tư tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Đồng thời các bên tham gia hợp đồng cũng có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật nhằm giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng của các bên được tiến hành thuận lợi.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
2.3. Các bước đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Điều 38 Luật đầu tư năm 2020. Cụ thể, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, hình thức đầu tư thông qua hợp đồng BCC là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài không phải thành lập pháp nhân mới, các bên không phải tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành hoạt động kinh doanh; trong quá trình hợp tác các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt động.
III. HỒ SƠ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BCC
đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là việc các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ký kết hợp đồng hợp tác cùng nhau đầu tư kinh doanh.
Theo quy định này, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
– Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
– Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
– Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, nhà đầu tư nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch và Đầu tư nơi triển khai dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án BCC của mình.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Thành Đô về “Thủ tục đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC” theo quy định của Luật đầu tư năm 2020.
Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đế hình thức hợp đồng BCC, Qúy khách vui lòng liên hệ luật sư qua hotline: 0919 089 888 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể hoặc liên hệ trực tiếp để được sử dụng dịch vụ. Luật Thành Đô tin tưởng với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ làm hài lòng Qúy khách hàng.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn