Khi điều khiển các phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô, … các cá nhân tham gia đều phải có giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân đó. Đó được coi là giấy tờ pháp lý chứng minh sự hợp pháp của cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật về giao thông.

Tuy nhiên tùy từng loại giấy phép lái xe, người lái xe cần thực hiện tiến hành các thủ tục đổi giấy phép lái xe. Vậy những loại giấy phép lái xe nào cần được đổi mới và thủ tục đổi giấy phép lái xe như thế nào? Luật Thành Đô xin trả lời như sau:

Thủ tục đổi giấy phép lái xe
Thủ tục đổi giấy phép lái xe

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng;

II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Các loại bằng lái xe có thời gian cần được thay mới?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định về thời hạn của giấy phép lái xe:

“1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”

Như vậy tùy vào từng loại giấy phép lái xe khác nhau mà có những thời hạn sử dụng khác nhau và theo đó người lái xe phải thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe mới khác nhau, cụ thể:

Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam: (Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp);

Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;

Bằng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Tóm lại, trừ bằng cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3), các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.

Đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể:

  • Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết;
  • Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình. Nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.

luật sư tư vấn pháp luật
luật sư tư vấn pháp luật

2. Thủ tục đổi giấy phép lái xe

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.”

Căn cứ vào quy định pháp luật trên thì người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
  • Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.

Bước 3: Nộp lệ phí

Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC đã quy định về mức lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.

Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Tóm lại, khi những cá nhân sở hữu Giấy phép lái xe nhưng vì lý do hết thời hạn sử dụng thì sẽ thực hiện thủ tục xin đổi Giấy phép lái xe như trên để có thể được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đổi Giấy phép lái xe mới.

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô

Các bài viết liên quan:

Thủ tục sang tên xe máy

Các mức phạt về nồng độ cồn khi điều khiển xe

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn liên quan đến thủ tục đổi Giấy phép lái xe. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

 

 

Đánh giá bài viết này