- Chuyên mục: Tư vấn luật dân sự
- Ngày đăng: 14/01/2022
- Tác giả: Ban biên tập
Khởi kiển ra tòa để đòi nợ là một trong các vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp cho vay nợ đã quá hạn, nhưng bên vay vẫn không chịu trả, cá nhân hoặc tổ chức muốn thu hồi nợ bằng cách khởi kiện lên Tòa án. Tuy nhiên, cách đòi nợ theo hướng này lại tốn thời gian thực hiện và khá nhiều thủ tục, hồ sơ rắc rối. Luật sư sẽ phân tích và giải đáp những vấn đề liên quan đến thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ.

I. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN RA TÒA ĐỂ ĐÒI NỢ
(1) Điều kiện về thời hiệu khởi kiện
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hậu quả pháp lý của việc khởi kiện đòi nợ khi hết thời hiệu đó là:
– Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu.
– Tòa án trả lại đơn khởi kiện đòi nợ do yêu cầu phản tố của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện
(2) Việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
(3) Hồ sơ khởi kiện phải đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật.
II. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
– Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
– Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
– Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về định
Thời gian tòa án giải quyết là khá lâu, vì vậy, khi lựa cách đòi nợ theo hướng khởi kiện lên Tòa án, cá nhân, tổ chức nên căn nhắc kỹ và đưa ra các căn cứ đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp để tránh bị trì hoãn phiên tòa do những lý do khác.
III. THỦ TỤC KHỞI KIỆN RA TÒA ĐỂ ĐÒI NỢ
Bước 1: Bị đơn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để khởi kiện ra tòa đòi nợ
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn khởi kiện đòi nợ theo quy định;
– Giấy tờ vay nợ cá nhân, hợp đồng vay và các tài liệu khác có liên quan;
– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;
– Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện;
– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.
Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ khởi kiện
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

IV. ÁN PHÍ PHẢI NỘP KHI KHỞI KIỆN ĐÒI NỢ
Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.
Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 200.000 đồng.
Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
Từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Mức đóng tiền tạm ứng án phí được quy định tại Khoản 4 Điều 25 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12: “Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm; trong vụ án dân sự có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết”.
Trên đây là ý kiến tư vấn của đội ngũ luật sư CÔNG TY LUẬT TNHH THÀNH ĐÔ VIỆT NAM để trả lời cho khách hàng câu hỏi “Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ như thế nào”.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THÀNH ĐÔ VIỆT NAM
Số điện thoại tư vấn pháp luật trực tuyến: 0919.089.888
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn