- Chuyên mục: DỊCH VỤ PHÁP LÝ KHÁC
- Ngày đăng: 14/06/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Cấp giấy miễn thị thực và vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Thị thực hay còn gọi là Visa là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp cho công dân nước ngoài để cá nhân này có thể nhập cảnh vào Việt Nam. Hiện tại Việt Nam cấp 20 loại thị thực khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích: nhập cảnh để làm việc, du lịch, đầu tư, thăm người thân. Mỗi loại thị thực pháp luật Việt Nam đều yêu cầu có một bên bảo lãnh tại Việt Nam.
Trong bài viết này, Luật Thành Đô sẽ tư vấn cho các bạn về thủ tục xin cấp giấy miễn thị thực vì mục đích thăm người thân và công việc riêng, tức thị thực TT và VR.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
– Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam
– Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN THỊ THỰC
2.1. Điều kiện được miễn thị thực
Người nhập cảnh thỏa mãn các điều kiện sau thì được miễn thị thực:
– Người nhập cảnh là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam đang ở Việt Nam. Người nhập cảnh phải có giấy tờ chứng minh vấn đề này.
– Người nhập cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 1 năm.
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh hoặc tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:
+ Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
+ Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
+ Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
+ Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
+ Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
+ Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
+ Vì lý do thiên tai.
+ Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
III. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY MIỄN THỊ THỰC
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người nhập cảnh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
(1) Tờ khai đề nghị cấp giấy miễn thị thực theo mẫu NA9, kèm theo 2 ảnh (ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, không đeo kính màu, không đội mũ: 1 ảnh dán vào tờ khai, 1 ảnh ghim hoặc đính kèm vào tờ khai)
(2) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép người Việt Nam cư trú ở nước ngoài do cơ quan của nước ngoài cấp
(3) Giấy tờ chứng minh cá nhân nhập cảnh thuộc diện miễn thị thực
Tùy thuộc vào người xin nhập cảnh thuộc trường hợp nào dưới đây, người nhập cảnh sẽ cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh tương ứng:
* Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây:
– Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam
– Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam
– Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam
– Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam
– Hộ chiếu Việt Nam (còn hoặc đã hết giá trị)
– Giấy khai sinh (kể cả bản sao)
– Thẻ cử tri mới nhất
– Sổ hộ khẩu
– Số thông hành cấp trước 1975
– Thẻ căn cước cấp trước 1975
– Tờ trích lục Bộ giấy khai sinh cấp trước 1975
– Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam
– Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì có thể nộp: Giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài ở nước đương sự cư trú (theo mẫu) hoặc Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam (theo mẫu NA3)
* Nếu là người nước ngoài: nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau để chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
– Giấy đăng ký kết hôn (kèm bản chụp hộ chiếu hoặc thẻ căn cước của vợ / chồng để chứng minh là công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
– Giấy khai sinh (kèm bản chụp hộ chiếu hoặc thẻ căn cước của bố mẹ để chứng minh bố / mẹ là công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài)
– Quyết định nuôi con nuôi
– Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người nhập cảnh đến nộp hồ sơ tại cơ quan lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài.
Trong trường hợp người nhập cảnh đang tạm trú ở Việt Nam, thì đến nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an.
Bước 3: Nhận kết quả
– Thời hạn giải quyết:
+ Nộp hồ sơ tại cơ quan lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài: 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh: 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
– Lệ phí: 10USD/chiếc
Giấy miễn thị thực chỉ có thời hạn tối đa 5 năm và ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 6 tháng.

Bài viết cùng chủ đề Thủ tục xin cấp giấy miễn thị thực:
Quy định đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc trong thời kỳ Covid-19
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn