- Chuyên mục: Dịch vụ pháp lý nổi bật, Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 06/06/2018
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Trong những năm trở lại đây, người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng tăng lên đáng kể nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam và quốc tế. Để được hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay còn gọi là hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các quy định hiện nay và bên cạnh đó, Quý doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay còn gọi là Giấy phép xuất khẩu lao động.
Hiểu được những khó khăn của các doanh nghiệp, Luật Thành Đô xin gửi đến Quý doanh nghiệp những hướng dẫn chi tiết về Thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động hiện nay để Quý doanh nghiệp có thể xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006;
– Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 126/2007/NĐ-CP và hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN quy định về quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và người lao động;
II. ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Theo các quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng phải xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định tại khoản 1, điều 2 và điều 8 luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 là doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, nếu Quý doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì Quý doanh nghiệp là đối tượng phải xin Giấy phép xuất khẩu lao động để hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.
III. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Giấy phép xuất khẩu lao động là một trong các giấy phép mà các doanh nghiệp khó khăn để được xin cấp phép vì các quy định đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải nghiêm túc thực hiện. Sở dĩ như vậy bởi hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ảnh hưởng đến không nhỏ những người lao động, những tính mạng của người lao động và ảnh hưởng của quan hệ hữu nghĩ giữa Việt Nam và các quốc gia mà người lao động Việt Nam đi làm việc.
Hồ sơ xin cấp phép được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 11 Nghị định 38/2020/NĐ-CP. Luật Thành Đô xin gửi Quý khách hàng danh mục hồ sơ bắt buộc của Doanh nghiệp dựa trên thực tiễn khi hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động xin cấp giấy phép bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu quy định;
(2) 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất.
(3) Các giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 38/2020/NĐ-CP.
(4) 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ.
(5) 01 bản chính Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
(6) 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
(7) Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 38/2020/NĐ-CP.
(8) 01 bản sao Điều lệ Công ty
IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Để thực hiện việc xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần thực hiện theo các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật Thành Đô xin gửi Quý khách hàng hướng dẫn về trình tự, thủ tục để xin cấp phép Giấy phép xuất khẩu lao động dựa trên thực tế và kinh nghiệm xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động của chúng tôi.
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp có ngành nghề Xuất khẩu lao động, có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; Nếu Quý khách hàng đã thành lập doanh nghiệp nhưng chưa có ngành nghề xuất khẩu lao động hoặc chưa đáp ứng được vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải làm thủ tục Thay đổi đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục mở tài khoản ngân hàng, thông báo số tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính;
Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, mức ký quỹ theo quy định là 01 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải cam kết không rút số tiền ký quỹ này trong suốt thời gian hoạt động xuất khẩu lao động;
Bước 4: Doanh nghiệp xin xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng nơi mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp theo số vốn quy định tối thiểu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Theo đó, khi xin xác nhận vốn, doanh nghiệp cần đảm bảo số vốn điều lệ của doanh nghiệp trong tài khoản ngân hàng từ 05 tỷ trở lên.
Bước 5: Doanh nghiệp xây dựng 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ mà Luật Thành Đô đã liệt kê tại Mục III. Trong đó có các giấy tờ yêu cầu phải được xây dựng trên mẫu theo quy định.
Bước 6: Doanh nghiệp đóng cuốn hồ sơ thành 01 cuốn có sắp xếp theo thứ tự, có bìa và đóng dấu của doanh nghiệp lên bìa hồ sơ.
Bước 7: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Số 41B Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Bước 8: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục quản lý lao động ngoài nước sẽ cử đoàn cán bộ xuống trụ sở của doanh nghiệp cũng như những cơ sở vật chất mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động đăng ký trong hồ sơ;
Bước 9: Nếu thẩm định cơ sở vật chất đúng với hồ sơ mà doanh nghiệp đã kê khai, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ lấy ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố nơi Quý doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Bước 10: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp;
Bước 11: Doanh nghiệp cử người đại diện của doanh nghiệp mang theo Giấy hẹn trả kết quả tới Cục quản lý lao động ngoài nước nhận Giấy phép và đóng lệ phí cấp giấy phép theo quy định;
Lưu ý: Trường hợp không cấp phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời về lý do không cấp phép cho doanh nghiệp;
V. DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA LUẬT THÀNH ĐÔ
Công ty Luật Thành Đô là đơn vị hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính nói chung và hỗ trợ thực hiện xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động nói riêng, Luật Thành Đô tự hào là đơn vị đã hỗ trợ trên 30 doanh nghiệp hoàn thành việc xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động tại Việt Nam hiện nay và đang hỗ trợ liên tục cho 05 năm doanh nghiệp xin cấp giấy phép xuất khẩu hiện nay.
Công ty Luật Thành Đô tin rằng Chúng tôi là điểm tựa tin cậy và là đơn vị bảo trợ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp dành cho Quý doanh nghiệp. Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động dành cho Quý doanh nghiệp bao gồm:
+ Tư vấn miễn phí về các điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động;
+ Thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu lao động
+ Hỗ trợ doanh nghiệp xin xác nhận số dư tài khoản, đàm phán ký quỹ, tư vấn ký quỹ;
+ Lập phương án tổ chức, hoạt động của Bộ máy Trung tâm xuất khẩu lao động;
+ Lập phương án tài chính hoạt động của doanh nghiệp Xuất khẩu lao động trong 05 năm liên tiếp;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xin cấp giấy phép;
+ Chuẩn bị, xây dựng hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật và tạo sự uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu lao động với khách hàng;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp giải trình hồ sơ với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đoàn kiểm tra, thẩm định cơ sở của Cục quản lý lao động ngoài nước;
+ Hỗ trợ, tư vấn miễn phí về các vấn đề vận hành và hoạt động của doanh nghiệp Xuất khẩu lao động trong 01 năm sau khi được cấp phép;
+ Hỗ trợ bảo trợ pháp lý đối với các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động trong quá trình hoạt động;
Với đội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm sâu rộng trong quá trình xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Luật Thành Đô tự tin là đối tác đáng tin cậy của Quý doanh nghiệp.
Để được tư vấn miễn phí về các vấn đề xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo thông tin liên hệ dưới đây của chúng tôi
Mức tiền ký quỹ là bao nhiêu ?
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 38/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (Một tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam
Điều kiện về vốn khi kinh doanh xuất khẩu lao động ?
Để hoạt động xuất khẩu lao động doanh phải đảm bảo điều kiện về vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng)
Đơn vị nào cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động ?
Với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp dịch vụ pháp lý. Công ty Luật Thành Đô cung cấp dịch vụ trọn gói xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động với chi phí ưu đãi dành cho các doanh nghiệp.
Liên hệ luật sư (miễn phí): 0919.089.888
Lệ phí cấp giấy phép xuất khẩu lao động là bao nhiêu ?
Lệ phí cấp Giấy phép là 05 triệu đồng. Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép.
Điều kiện người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động ?
Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn