Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thủ tục công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án trên cơ sở xem xét yêu cầu của cả vợ và chồng. Công nhận thuận tình ly hôn là việc dân sự và không có tranh chấp cho nên việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án thường nhanh hơn so với việc giải quyết một vụ án ly hôn có tranh chấp về con chung, tài sản chung và tiền phí phải nộp cũng thấp hơn.

Luật Thành Đô xin gửi tới Quý độc giả các vấn đề cũng như quy trình liên quan đến thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (“Luật hôn nhân và gia đình 2014”)

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (“Bộ luật tố tụng dân sự 2015”)

– Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí (“Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14”)

II. THUẬN TÌNH LY HÔN LÀ GÌ

– Khi một hoặc cả hai bên vợ chồng nhận thấy đời sống hôn nhân bị lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục kéo dài thì ly hôn được coi là sự giải thoát khỏi quan hệ hôn nhân mà họ cho là đau khổ, bế tắc và không có tiếng nói chung. Ly hôn theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Thuận tình ly hôn là việc cả hai bên vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Hướng dẫn thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

III. ĐIỀU KIỆN TÒA ÁN CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

Theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Điều 396 và khoản 4 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, điều kiện Tòa án công nhận thuận tình ly hôn bao gồm:

– Cả vợ và chồng cùng phải yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục đơn phương ly hôn.

– Các thỏa thuận của hai bên vợ phải được xác lập trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn theo thủ tục giải quyết vụ án thông thường.

– Thỏa thuận và việc yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn của cả hai bên vợ và chồng là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

IV. THỦ TỤC YÊU CẦU TÒA ÁN CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

– Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc (căn cứ khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35, điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

– Hồ sơ cần chuẩn bị:

STT Tên tài liệu Số lượng Hình thức Lưu ý
1 Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 01 Bản chính – Nội dung phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Đơn yêu cầu phải có chữ ký của cả hai bên vợ và chồng

2 Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn 01 Bản chính
3 Chứng minh thư nhân dân của chồng 01 Bản sao có chứng thực
4 Chứng minh thư nhân dân của vợ 01 Bản sao có chứng thực
5 Sổ hộ khẩu của gia đình 01 Bản sao có chứng thực
6 Giấy khai sinh của con 01 Bản sao có chứng thực Trường hợp vợ chồng có con chung
7 Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký xe,…) 01 Bản sao có chứng thực Trường hợp có tài sản chung (tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân)

– Lệ phí:

+ Mức lệ phí: 300.000 đồng (Mục I-1 Phụ lục B Nghị quyết 326/2016)

+ Tiền tạm ứng lệ phí (50% mức lệ phí) và lệ phí Tòa án: Vợ, chồng thỏa thuận về việc một bên nộp tạm ứng lệ phí và chịu lệ phí giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được về vấn đề này thì mỗi bên chịu 50% mức lệ phí Tòa án.

– Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu tiến hành mở phiên hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Trường hợp đã tiến hành hòa giải nhưng đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết liên quan:

Phân chia tài sản là quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến “Thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn”. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, Quý độc giả vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)