- Chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp
- Ngày đăng: 18/08/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Và theo đó để bảo đảm cho quyền và lợi ích của hai bên chủ thể, pháp luật đã quy định những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Vậy những hành vi đó là gì và nếu vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Để giải đáp cho những thắc mắc liên quan đến vấn đề này, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý độc giả bài viết: Những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật Thương mại số 36/2005/QH11;
– Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
– Nghị định số 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại;
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
2.1. Nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định
– Phạt tiền: 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.2. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
– Phạt tiền: 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.3. Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định
– Phạt tiền: 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.4. Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại
– Phạt tiền: 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.5. Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định
– Phạt tiền: 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.6. Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc báo cáo không trung thực, không đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tiền: 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.7. Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định
– Phạt tiền: 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.8. Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định
– Phạt tiền: 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.9. Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.
– Phạt tiền: 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.10. Kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc không có giấy phép theo quy định
– Phạt tiền: 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.11. Tiếp tục kinh doanh nhượng quyền thương mại khi đã hết thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại.
– Phạt tiền: 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
2.12. Kinh doanh nhượng quyền thương mại hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông
– Phạt tiền: 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
– Biện pháp khắc phục: Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Lưu ý:
– Các mức phạt nêu trên được áp dụng cho cá nhân, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì áp dụng thẩm quyền phạt tiền gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân;
– Trường hợp có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động nhượng quyền thương mại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Bài viết cùng chủ đề:
Một số hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay
Thủ tục nhượng quyền thương mại (phân tích chi tiết)
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Thành Đô về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Nếu Quý độc giả còn có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn