- Chuyên mục: Tư vấn luật hôn nhân
- Ngày đăng: 14/09/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Phân tích các trường hợp cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp, hướng dẫn xác định cha mẹ con khi không có hôn nhân hợp pháp
Trường hợp cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp
Hiện nay, trong pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về các trường hợp xác định cha mẹ con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp. Việc xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp thường bao gồm các trường hợp như:
– Con sinh ra do mẹ ngoại tình với người khác dù đã có chồng hợp pháp
– Con được thụ thai hoặc sinh ra do cha mẹ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng kí kết hôn
– Con được thụ thai hoặc sinh ra trong hôn nhân trái pháp luật và Tòa án đã hủy việc kết hôn đó.
– Con được sinh ra trong thời kì cha,mẹ tái hợp sau khi đã li hôn nhưng không đăng kí kết hôn…
Xác định cha mẹ con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp
Thực tế có rất nhiều trường hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông có quan hệ sinh lí hoặc sống chung với người mẹ đó không nhận con, khi có yêu cầu thì Tòa án phải căn cứ vào những chứng cứ là người mẹ đó đã có thai với ai để xác định cha cho con ngoài giá thú.
Hoặc cũng có thể nảy sinh trường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì lí do nào đó đã bỏ con, người khác nhận nuôi đứa bé, sau này người mẹ sinh con ngoài giá thú mới xin nhận lại con thì có nghĩa vụ chứng minh chính mình đã sinh ra đứa trẻ đó; cũng có thể có trường hợp người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ của mình hoặc theo Luật định, một người có yêu cầu Tòa án xác định một người đã chết là cha, mẹ, con của mình.
Việc xác định cha mẹ con trong những trường hợp này tương đối khó khăn vì người phụ nữ sinh con khi đang không tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp. Việc xác định phải dựa vào mối quan hệ của nam-nữ trên thực tế, đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm không những của hai bên nam- nữ mà còn cả gia đình họ.
Cụ thể, việc xác định cha, mẹ phải dựa vào những căn cứ sau:
* Căn cứ vào thời điểm thụ thai thời gian mang thai và thời điểm sinh con
Việc xác định thời điểm thụ thai và mang thai chỉ mang tính chất tương đối; thời gian mang thai có thể là khoảng 9 tháng 10 ngày; tối đa là 10 tháng tối thiểu có thể là 6 đến 7 tháng. Do đó để xác định được thời gian mang thai phải căn cứ vào thời điểm sinh con; thế trạng của đứa trẻ và người mẹ của đứa trẻ đó. Do đó để xác định được thời điểm thụ thai phải xác định vào thời điểm khi đứa trẻ được ra đời để tính ngược trở lại.
* Căn cứ vào khoảng thời gian hai bên nam nữ quan hệ tình dục
Sau khi xác định được thời điểm thụ thai, sẽ phải xác định trong khoảng thời gian có thể thụ thai thì hai bên nam nữ có quan hệ sinh lý với nhau hay không? Có thể trong khoảng thời gian có thể thụ thai họ chung sống như vợ chồng hoặctrường hợp hai bên nam nữ đã kết hôn trái pháp lập mà sau đó việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì có thể căn cứ vào thời kỳ chung sống như vợ chồng, kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận kết hôn đến thời điểm việc kết hôn trái pháp luật đó bị hủy bởi một quyết định có hiệu lực pháp luật.
* Căn cứ vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con trên thực tế
Tức là sự phủ nhận quan hệ cha mẹ và còn bằng các hành vi của mình đối với trẻ như chăm sóc nuôi dưỡng. Ngoài ra có thể căn cứ vào tư cách, phẩm chất của người mẹ. Đây được coi là một căn cứ không chính thức nhưng điều này là rất quan trọng khi người mẹ đứa trẻ không có hôn nhân hợp pháp; những hành vi ứng xử và những mối quan hệ xung quanh của người phụ nữ được coi là yếu tố tích cực để xem xét thì xác định cha con.
* Căn cứ vào các biện pháp giám định y học
Thực tế cho thấy diện những người đàn ông bị nghi là cha của đứa trẻ là không nhiều, nếu chỉ căn cứ vào lời khai của các bên thì rất khó xác định ai là cha của đứa trẻ, có trường hợp người mẹ đứa trẻ không biết ai trong số những người đàn ông mình đã quan hệ là cha của đứa con mình sinh ra. Khi đó, nhiều cha, mẹ có yêu cầu xác định con đã đề đạt nguyện vọng giám định quan hệ cha con bằng phương pháp y học ( Ví dụ Phương pháp kháng nguyên hồng cầu, phương pháp kháng nguyên bạch cầu, phương pháp xác suất thống kê sinh kì, phương pháp giám định gen (ADN)…)
Về thủ tục, thủ tục xác nhận cha cho con trong trường hợp cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp được quy định tại Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Người bố phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con. Tại Thông tư 15/2015/TT – BTP chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định Luật hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con hay còn gọi là giấy xét nghiệm ADN.
+ Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Bài viết cùng chủ đề:
Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn