- Chuyên mục: Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 09/02/2022
- Tác giả: Ban biên tập
Kinh doanh phân phối rượu là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh và được cấp giấy phép phân phối rượu để hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép phân phối rượu thì phải tuân thủ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Để Quý độc giả hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân phối rượu, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Lệ phí xin cấp giấy phép phân phối rượu”

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật đầu tư năm 2020
– Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Các văn bản pháp luật có liên quan.
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI RƯỢU
Điều 18 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phân phối rượu như sau:
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Quyền và nghĩa vụ chung:
a) Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
c) Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu:
a) Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
d) Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân phối rượu có các quyền sau đây:
– Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
– Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
– Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
– Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
– Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.
Doanh nghiệp phân phối rượu có các nghĩa vụ sau đây:
– Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
– Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
– Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định;
III. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU
Doanh nghiệp xin cấp giấy phép phân phối rượu nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tới Bộ Công Thương theo trình tự như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc hồ sơ trực tuyến đến bộ phận một cửa của Bộ Công thương và nhận Giấy biên nhận thời hạn trả kết quả;
Bước 2: Bộ Công thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Công thương sẽ xem xét và cử đoàn thanh tra xuống trụ sở để đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện của doanh nghiệp xin cấp phép, nếu đã đáp ứng đầy đủ, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép kinh doanh phân phối rượu cho doanh nghiệp;
Bước 4: Doanh nghiệp tới trực tiếp Bộ Công thương để nhận giấy phép hoặc đăng ký nhận giấy phép qua đường bưu điện.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Xử phạt doanh nghiệp không đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Trên đây là toàn bộ nội dung về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối rượu. Nếu Quý độc giả còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục này, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn