- Chuyên mục: Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 09/02/2021
- Tác giả: Ban biên tập
Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 02 loại giấy phép khác nhau về mặt hình thức kinh doanh. Làm thế nào để phân biệt được giữa hai loại giấy phép này? Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ do cơ quan nào cấp? Để tìm hiểu rõ về hai loại giấy phép này có sự khác nhau như thế nào, cùng Luật Thành Đô theo dõi nội dung ở bài viết “Sự khác nhau giữa giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ”.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14/06/2019;
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2017 về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIẤY PHÉP BÁN LẺ RƯỢU VÀ GIẤY PHÉP BÁN RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ
2.1. Điều kiện xin giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
(1) Điều kiện xin giấy phép bán lẻ rượu
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
(2) Điều kiện xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.
2.2. Hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
(1) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (01 bộ) bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
– Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
(2) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Quy định về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Trước đây, Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
– Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
LƯU Ý: Thủ tục xin giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Khi đáp ứng được các điều kiện để xin cấp giấy phép chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ như trên, các cá nhân, tổ chức cần tiến hành các thủ tục sau:
– Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
III. DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP BÁN LẺ RƯỢU VÀ GIẤY PHÉP BÁN RƯỢU TIÊU DÙNG TẠI CHỖ DO CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ CUNG CẤP
– Quý khách liên hệ đến công ty Luật Thành Đô, các Luật sư sẽ trao đổi với Quý khách để xác nhận về điều kiện hiện có của Quý khách là gì?
– Hỗ trợ Quý khách hoàn thiện các điều kiện Xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo quy định;
– Tiến hành chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
– Tiến hành chỉnh sửa bổ sung hồ sơ cấp giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (Nếu có);
– Nhận kết quả: Giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
– Bàn giao kết quả cho Quý khách hàng.

Các bài viết liên quan:
Dịch vụ đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Lệ phí đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Thành Đô về Sự khác nhau giữa giấy phép bán lẻ rượu và giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ 0919 089 888 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể hoặc liên hệ trực tiếp để được sử dụng dịch vụ. Luật Thành Đô tin tưởng với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ làm hài lòng Qúy khách hàng.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn