- Chuyên mục: Tin tức
- Ngày đăng: 18/01/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Rượu bia là các sản phẩm có cồn được sử dụng khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Do các sản phẩm này có hại cho sức khỏe nên việc kinh doanh rượu bia được pháp luật quy định rất chặt chẽ nhằm phòng chống tác hại của rượu bia. Đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh rượu bia thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết về “Các hành vi vi phạm về kinh doanh rượu bia” và tư vấn cho bạn đọc về hậu quả pháp lý bất lợi khi thực hiện các hành vi này.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019;
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM VỀ KINH DOANH RƯỢU BIA
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 thì rượu, bia được hiểu như sau:
– Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
– Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
2.1. Hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
Theo Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các hành vi này sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2.2. Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu
Theo Điều 26 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu được quy định cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm có độ cồn từ 5,5 độ trở lên mà không có giấy phép kinh doanh rượu theo quy định;
– Bán rượu bán thành phẩm nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cho đối tượng không có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
– Hành vi nhập khẩu rượu không qua các cửa khẩu quốc tế.
Ngoài hình thức phạt tiền thì các cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2.3. Hành vi vi phạm về dán tem rượu nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
Điều 27 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi này như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Ngoài hình thức phạt tiền thì các cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng.
2.4. Hành vi vi phạm về dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước
Hành vi này được quy định tại Điều 28 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Đối với hành vi kinh doanh rượu sản xuất trong nước có độ cồn từ 5,5 độ trở lên không dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước hoặc dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước không đúng quy định, mức phạt tiền như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Ngoài hình thức phạt tiền thì các cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng.
2.5. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe
– Đối với thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
– Đối với thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2.6. Hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia
– Đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng tình hình sản xuất, kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động;
+ Kinh doanh sản phẩm rượu, bia tại các địa điểm cấm kinh doanh rượu, bia theo quy định;
+ Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
Bài viết cùng chủ đề:
Bán lẻ bia có cần xin giấy phép không?
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bia
>>Chuyên mục: Tư vấn hành chính
>> Trang chủ: Luật Thành Đô
Trên đây, là bài viết của Luật Thành Đô về “Các hành vi vi phạm về kinh doanh rượu bia”. Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết trên, nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến các vấn đề xử lý vi phạm về kinh doanh rượu bia vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được tư vấn.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn